Trang chủ Tiếng Việt Lớp 4 Viết một đoạn văn nêu lý do em yêu thích câu chuyện về một danh nhân nổi tiếng của Việt...
Câu hỏi :

Viết một đoạn văn nêu lý do em yêu thích câu chuyện về một danh nhân nổi tiếng của Việt Nam

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Đọc xong câu chuyện “Đồng hồ Mặt Trời”, em vô cùng yêu thích cậu bé I-sắc Niu-tơn. Trong câu chuyện, I-sắc Niu-tơn là một cậu bé thông minh, ham học hỏi. Dù còn nhỏ tuổi nhưng Niu-tơn đã có thể tự tay làm ra các món đồ chơi cầu kì mà cậu yêu thích. Đặc biệt, Niu-tơn còn có tài quan sát vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo đến từng những chi tiết nhỏ xung quanh trong đời sống của cậu. Cậu đã ghi chép lại sự thay đổi về vị trí của chiếc bóng. Từ đó, chế tạo ra đồng hồ mặt trời. Đây là một sáng chế vô cùng hữu ích với bà con trong làng. Nhờ có chiếc đồng hồ mà mọi người có thể nhận biết được thời gian. Và cho đến tận bây giờ, đồng hồ vẫn là một đồ vật không thể thiếu trong đời sống của con người, nó đóng góp một phần không hề nhỏ, tạo tiền đề cho sự phát triển khác. Qua nhân vật, em học được sự kiên trì, sẵn sàng tích lũy kiến thức mọi lúc, mọi nơi.

Lời giải 2 :

em yêu thích nhất là chủ tịch HỒ CHÍ MINH bác sinh năm 19 / 5 / 1890 bác mất năm 2 tháng 9 năm 1969 (79 tuổi) Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bác còn được sưng danh là tấm gương của việt nam ta lí do em yêu thích bác là bác đã cống hiến

Năm nay kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Người là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thấm nhuần và khắc sâu những cống hiến vĩ đại của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc ta và để tăng thêm ý chí và sức mạnh, tiếp tục đưa đất nước ta phát triển như Bác hằng mong muốn.

 Thứ nhất, Người ra đi tìm đường cứu nước và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Mỗi người chúng ta không thể nào quên giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ đã không thành công thì ngày 05/6/1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới với khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự do cho nhân dân, cho đất nước, Nguyễn Tất Thành đã bất chấp mọi nguy hiểm, gian khổ, đi qua nhiều nước châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và đã rút ra chân lý: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn mọi đau khổ của công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa. Người đã bắt gặp ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin để tìm ra con đường cứu nước.

Sau những năm tháng bôn ba, Nguyễn Ái Quốc đã xác định con đường cứu nước muốn thành công phải kết hợp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân quốc tế. Ngày 03/02/1930, thay mặt Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì hội nghị tại Hồng Kông để hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình vắn tắt của Đảng cũng được thông qua tại hội nghị này. Ngày 03/02/1930 mãi mãi là mốc son trong lịch sử của dân tộc Việt Nam với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì thành lập. Từ mốc son ấy, cả dân tộc đoàn kết, bền lòng phấn đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng lập nên những kỳ tích vang dội trong 90 năm qua đã chứng minh: Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đây là bày văn của em 

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ tư ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng và chúng ta sắp đến năm cuối cấp. Hãy chú trọng hơn đến học tập, đặt mục tiêu rõ ràng và không ngừng nỗ lực để đạt được!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK