Đáp án:
Câu 1.4: (như hình)
Cấu trúc a ổn định hơn do các nguyên tử đều thoả mãn quy tắc octet, còn cấu trúc b có nguyên tử carbon chỉ có $6$ electron lớp ngoài cùng nên kém bền hơn.
Câu 1.5:
a, $C$ lai hoá $sp^2$
b, $C$ lai hoá $sp^3$
c, $C_1$ lai hoá $sp^2$ ($-COOH$), $C_2$ lai hoá $sp^3$ ($CH_3-$)
Câu 1.6:
a, $CH_3NH_2+BH_3\to CH_3NH_2-BH_3$
$CH_3NH_2$ là base Lewis, $BH_3$ là acid Lewis.
b, $CH_3NH_2+HCl\to CH_3NH_3Cl$
$CH_3NH_2$ là base Lewis, $HCl$ là acid Lewis.
Câu 1.7:
Chloroacetic acid: $ClCH_2-COOH$
Acetic acid: $CH_3COOH$
Liên kết $O-H$ có độ phân cực càng lớn thì nguyên tử hydrogen càng linh động, tính acid của hợp chất càng tăng. Chloroacetic acid có nhóm $Cl$ có hiệu ứng $-I$ hút electron dọc mạch làm tăng độ phân cực của liên kết $O-H$ so với acetic acid, do đó chloroacetic acid có tính acid mạnh hơn acetic acid.
Câu 1.8:
a,
Ion acetate có điện tích âm trên oxygen được giải toả trong hệ liên hợp $\pi-p$ (trong nhóm $COO^-$, do nhóm $C=O$ tạo hệ liên hợp với liên kết $C-O$) nên base bền vững hơn, khó nhường cặp electron trong phản ứng hơn nên tính base giảm đi. Tuy nhiên, tính base của ion acetate lớn hơn $H_2O$ do $O^-$ mang điện âm nên dễ nhường cặp electron hơn $O$ trung hoà điện.
$NH_3, H_2O$ đều có tính base do có cặp electron chưa liên kết trên nguyên tử nitrogen, oxygen nhưng nitrogen có độ âm điện nhỏ hơn oxygen nên cặp electron dễ bị nhường đi trong phản ứng nên tính base của $NH_3$ mạnh nhất.
Vậy tính base $H_2O < CH_3COO^- < NH_3$
b,
Ion $HO^-$ có tính base mạnh hơn $NH_3$ do $O^-$ không nằm trong hệ liên hợp, mang cặp electron, mang điện tích âm nên dễ nhường cặp electron trong phản ứng hơn $N$ mang cặp electron, điện tích trung hoà.
Ion acetate có điện tích âm trên oxygen được giải toả trong hệ liên hợp $\pi-p$ (trong nhóm $COO^-$, do nhóm $C=O$ tạo hệ liên hợp với liên kết $C-O$) nên base bền vững hơn, khó nhường cặp electron trong phản ứng hơn nên tính base giảm đi so với $NH_3$.
Vậy tính base $CH_3COO^- < NH_3 < OH^-$
Hóa học là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó. Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học. Hãy đam mê và khám phá thế giới của các chất hóa học và phản ứng!
Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!
Copyright © 2024 Giai BT SGK