`***`Chiến tranh thế giới thứ II `:`
`@`Nguyên nhân sâu xa `:`
`-`Những mâu thuẫn, xích mích tồn tại và gay gắt khi trật tự Vécxai`-`Oasinhtơn được hình thành ( sự phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước )
`-`Sự tương quan, phát triển không đều về lực lượng, thị trường, thuộc địa đã gây nên mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc
`@`Nguyên nhân trực tiếp `:`
`-`Sự lộng hành, chạy đua vũ trang, gây chiến liên miên nhằm phân chia lại thị trường thế giới của chủ nghĩa phát xít ( Italia xâm lược Êtiôpia, Nhật xâm lược Trung Quốc,...... ). Đồng thời, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới `1929` `-` `1933` còn làm những mâu thuẫn đang tồn tại trở nên sâu sắc, gay gắt hơn
`-`Sự dung túng, nhượng bộ từ các nước lớn là Anh, Pháp, Mĩ đối với các nước phát xít. Trong khi Mĩ theo chủ nghĩa biệt lập, không can dự chuyện của bên ngoài, còn Anh, Pháp không những không chịu hợp tác cùng Liên Xô chống phát xít mà còn đẩy ngọn giáo chiến tranh về phía Liên Xô ( thể hiện rõ tại Hội nghị Muy`-`ních `9`/`1938` )
`⇒`Các nước phát xít từ đây được đà bành trướng, tự do hoành hành gây chiến trên diện rộng. Hai ngày sau khi Đức tấn công Ba Lan ( `1`/`9`/`1939` ), liên quân Anh, Pháp tuyên chiến với Đức, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ
`@`TriLeCongTri
- Nguyên nhân sâu xa:
Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc với những mâu thuẫn về quyền lợi, thuộc địa và thị trường giữa các nước đế quốc thắng trận nảy sinh. Nguyên nhân chính là do tác động của quy luật phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong đế quốc chủ nghĩa. Điều này dẫn đến sự phân biệt, phân chia thế giới và dẫn tới những mâu thuẫn về thuộc địa, thị trường.
Việc tổ chức và phân chia thế giới theo trật tự Vecsai - Oasinhton đã không còn phù hợp với tình hình lúc đó, buộc phải có một cuộc chiến mới giữa các nước đế quốc để tổ chức, phân chia lại thế giới.
- Nguyên nhân trực tiếp:
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 từ Mỹ đã tác động và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế thế giới, làm cho những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng sâu sắc, các nhà cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở Đức, Italia, Nhật Bản ráo riết chuẩn bị chiến tranh phân chia lại thị trường.
Sự mâu thuẫn giữa hai khối Anh - Pháp - Mỹ và Đức- Italia - Nhật Bản ngày càng gay gắt về vấn đề thị trường, thuộc địa, nhưng cả hai đều lo sợ trước sự bành trướng của Liên Xô nên muốn tìm cách tiêu diệt.
Theo đó, quân Anh-Pháp- Mỹ đã thoả hiệp với phe Đức- Italia-Nhật Bảnc hĩa mũi tấn công vào Liên Xô, sau khi thực hiện sát nhập Áo và Đức, Hitler đã chiếm luôn Tiệp Khắc. Tuy nhiên điều đó chưa đủ mạnh để Đức có thể đè bẹp Liên Xô, phát xít Đức đã tấn công các nước Châu Âu để làm bàn đạp thôn tính Liên Xô.
Ngày 1/9/1939 Đức nổ súng tấn công Ba Lan sau đó lần lượt Pháp, Anh tuyên chiến với phát xít đức, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!
Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!
Copyright © 2024 Giai BT SGK