Trang chủ Địa Lý Lớp 8 câu1: Trình bày phạm vi lãnh thổ việt nam Câu2: So sánh địa hình đông bắc tây bắc câu 3...
Câu hỏi :

câu1: Trình bày phạm vi lãnh thổ việt nam Câu2: So sánh địa hình đông bắc tây bắc câu 3 : Địa hình ảnh hưởng như thế nào đến sự phân hoá thiên nhiên câu 4: So sánh địa hình Trường sơn bắc và trường sơn nam câu 5: đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa

Lời giải 1 :

1.

Phạm vi lãnh thổ Việt Nam:

a. Phần đất liền

- Lãnh thổ kéo dài từ Bắc đến Nam.

- Lãnh thổ của Việt nam hẹp ngang, đường bờ biển hình chữ S dài 3260km, đường biên giới trên đất liền dài 4600km.

- Ý nghĩa:

+ Có vị trí, hình dạng, kích thước lãnh thổ lớn hình thành các đặc điểm tự nhiên độc đáo.

+ Có đủ điều kiện để phát triển giao thông vân tải nhưng cũng có nhiều trở ngại vì thiên tai.

b. Phần biển

- Phần biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam, có nhiều đảo và quần đảo.

- Ý nghĩa:

+ Biển Đông có ý nghĩa chiến lược quan trọng và an ninh kinh tế.

2.

- Đông Bắc (Tả ngạn Sông Hồng):

+ Đồi núi thấp. Độ cao trung bình 500-1000m.

+ Hướng núi: Cánh cung.

+ 4 cánh cung lớn: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

- Tây Bắc (Giữa sông Hồng và sông Cả):

+ Là vùng núi cao hùng vĩ, đồ sộ.

+ Hướng núi: Tây Bắc - Đông Nam.

+ Có nóc nhà Phan-xi-păng cao hơn 3000m. 

+ Có những đồng bằng nhỏ trù phú, nằm giữa vùng núi cao như Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ,...

3.

Địa hình ảnh hưởng gây đến sự phân hoá thiên nhiên:

- Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Các vùng núi cao sẽ lạnh hơn ở vùng trũng, vùng đồng bằng. Các hướng núi cũng ảnh hưởng đến lượng mưa và gây ảnh hưởng đến khí hậu, nhiệt độ, thảm thực vật.

- Phía Bắc ảnh hưởng bởi gió Đông Bắc, suy yếu dần xuống phía Nam bị ngăn cách bởi dãy Bạch Mã, nên có sự phân hóa khí hậu giữa phía Bắc và Phía Nam. 

- Phía Nam ảnh hưởng bởi gió Tây Nam (gió phơn) gây nóng. Xuống phía Nam địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng nên hình thành các nhiều con sông hơn, giúp phát triển môi trường thiên nhiên, thực vật, động vật và con người.

4.

*Giống nhau:

- Đều có các ngon núi cao trên 2000m.

- Đều có sự phân hóa rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây.

*Khác nhau:

- Trường Sơn Bắc (sông Mã và dãy Bạch Mã):

+ Là vùng núi thấp, có 2 sườn không đối xứng. Độ cao trung bình dưới 1000m.

+ Sườn Đông Trường Sơn hẹp và dốc, nhiều nhánh núi nằm ngang cắt đồng bằng duyên hải Trung Bộ.

+ Hướng núi: Tây Bắc - Đông Nam, Tây - Đông

- Trường Sơn Nam (Dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ):

+ Là vùng núi và cao nguyên hùng vĩ, cao nguyên xếp tầng.

+ Có lớp đất đỏ Badan màu mỡ. Độ cao khoảng 400m, 800m, 1000m.

+ Hướng núi: Hướng vòng cung lớn, hướng ra biển.

5.

Đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa:

- Bờ biển:

+ Bờ biển nước ta trải dài 3260km. Từ Móng Cái đến Hà Tiên.

+ Chia thành bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn.

+ Bờ biển tại các châu thổ Sông Hồng, sông Cửu Long có nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản.

+ Bờ biển tại các vùng chân núi và hải đảo như đoạn bờ biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu rất khúc khuỷu, lồi lõm, nhiều vũng, vịnh. 

- Thềm lục địa:

+ Thềm lục địa địa chất nước ta mở rộng tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, với độ sâu không quá 100m.

Lời giải 2 :

$\text{1.}$

$\text{−}$ Phạm vi lãnh thổ :

$\text{+}$ Vùng đất : Gồm phần đất liền và các hải đảo với diện tích $\text{331, 212}$$km^{2}$  . Biên giới trên đất liền dài hơn $\text{4600km}$ , phần lớn nằm ở khu vực miền núi . 

$\text{+}$ Vùng biển : Diện tích khoảng $\text{1}$ triệu $km^{2}$  . Đường bờ biển dài $\text{3260km}$ chạy theo hình chữ S từ thị xã Móng Cái ( Quảng Ninh ) đến thị xã Hà Tiên ( Kiên Giang ) .

$\text{+}$ Vùng trời : Là khoảng không bao trùm trên lãnh thổ Việt Nam . Trên đất liền được xác định bởi đường biên giới , trên biển là ranh giới bên ngoài lãnh hải và không gian của các đảo .

$\text{2.}$

Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là độ cao và hướng núi .

$\text{−}$ Về vùng núi Đông Bắc :

$\text{+}$ Phạm vi : Tả ngạn sông Hồng là từ dãy Con Voi đến vùng đồi ven biển Quảng Ninh .

$\text{+}$ Hướng núi : Chủ yếu là hướng vòng cung .

$\text{+}$ Độ cao : Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế , độ cao TB $\text{500 $\text{−}$ 1000m}$ ,  một số ít đỉnh cao trên $\text{2000m}$ phân bố ở thượng nguồn sông Chảy .

$\text{+}$ Hình thái : Đỉnh tròn , sườn thoải , thung lũng mở rộng .

$\text{−}$ Về vùng núi Tây Bắc :

$\text{+}$ Phạm vi : Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả .

$\text{+}$ Hướng núi : Tây Bắc –  Đông Nam 

$\text{+}$ Độ cao : Cao đồ sộ nhất Việt Nam, nhiều đỉnh trên $\text{2000m}$ .

$\text{+}$ Hình thái : Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu .

$\text{3.}$

$\text{−}$ Ảnh hưởng đến khí hậu : Đến tất cả các yếu tố của khí hậu , biểu hiện rõ rệt , trực tiếp ở các yếu tố : Khí áp , gió , nhiệt , mưa .

$\text{+}$ Khí áp : Càng lên cao khí áp càng giảm , càng xuống thấp khí áp càng tăng .

$\text{+}$ Gió : Sự chênh lệch của khsi áp theo độ cao địa hình là cơ sở để sinh ra các luồng gió địa phương thổi ngược chiều nhau .

$\text{+}$ Nhiệt độ : Càng lên cao nhiệt độ càng giảm . Đất bằng có biên độ nhiệt thấp hơn so với cao nguyên , thung lũng .

$\text{+}$ Lượng mưa : Càng lên cao lượng mưa càng tăng , một số độ cao nhất định thì mưa giảm và không còn mưa nữa , vì vậy mà các đỉnh núi thường có thời tiết khô ráo .

$\text{−}$ Ảnh hưởng đến sông ngòi : Địa hình ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp .

$\text{+}$ Trực tiếp : Thông qua các yếu tố của địa hình mà ảnh hưởng trực tiếp tới đặc điểm sông ngòi . 

$\text{+}$ Gián tiếp : Thông qua các yếu tố có mặt trên địa hình : lượng mưa , thảm thực vật , đá , băng tuyết tan .

$\text{−}$ Ảnh hưởng đến đất đai : 

$\text{+}$ Trực tiếp : Các đặc điểm cơ bản của địa hình ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất , khả năng giữ đất , duy trì độ dày của tầng đất .

$\text{+}$ Gián tiếp : Thông qua các yếu tố tự nhiên khác có mặt trên nền địa hình : Đá , thảm thực vật , sông ngòi , ...

$\text{−}$ Ảnh hưởng đến sinh vật : Ảnh hưởng gián tiếp qua các yếu tố : Khí hậu , đất đai

$\text{+}$ Càng lên cao mức độ phong phú của các loài sinh vật càng giảm dần 

$\text{−}$ Ảnh hưởng đến cảnh quan : Tổng hợp các sự thay đổi của các yêu tố tự nhiên do ảnh hưởng của địa hình tạo ra sự thay đổi của cảnh quan .

$\text{4.}$

$\text{−}$ Về địa hình Trường Sơn Bắc :

$\text{+}$ Phạm vi : Từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã .

$\text{+}$ Độ cao : Thấp , hẹp ngang . Cao ở hai đầu , thấp ở giữa .

$\text{+}$ Hướng địa hình : Các dãy núi song song và so le nhau theo hướng Tây Bắc – Đông Nam .

$\text{+}$ Độ nghiêng : Tây – Đông 

$\text{−}$ Về địa hình Trường Sơn Nam :

$\text{+}$ Phạm vi : Phía Nam dãy Bạch Mã .

$\text{+}$ Độ cao : Phía Đông là các khối núi cao với đỉnh núi trên $\text{2000m}$ , phía Tây là các cao nguyên ba dan cao $\text{500 – 800 – 1000m}$ và các bán bình nguyên xen đồi .

$\text{+}$ Hướng địa hình : Bắc – Nam , cùng với Trường Sơn Bắc tạo thành vòng cung lớn .

$\text{+}$ Độ nghiêng : Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông Tây . Sườn đông dốc dựng bên dải đồng bằng ven biển , sườn tây tương đối bằng phẳng .

$\text{5.}$

$\text{−}$ Bờ biển :

$\text{+}$ Đường bờ biển dài $\text{3260m}$ chạy theo hình chữ S từ thị xã Móng Cái ( Quảng Ninh ) đến thị xã Hà Tiên ( Kiên Giang ) . Chia thành bờ biển bồi tụ  và bờ biển mài mòn .

$\text{+}$ Giá trị : Nuôi trồng thủy sản , xây dựng hải cảng , du lịch , ...

$\text{−}$ Thềm lục địa : Mở rộng ở vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ , với độ sâu không quá 100m , có nhiều dầu mỏ . 

          $\text{# tnha}$

Bạn có biết?

Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK