Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Câu 6: ân hậu mãi. Hãy viết bài văn khoảng 213 trang giấy kể về một lầm mắc lỗi khiến...
Câu hỏi :

giúp em với ạ, cảm ơn ạ

image

Câu 6: ân hậu mãi. Hãy viết bài văn khoảng 213 trang giấy kể về một lầm mắc lỗi khiến em a

Lời giải 1 :

Trong cuộc đời, có lẽ hẳn là ai trong số chúng ta cũng đã từng mắc lỗi dù là lớn hay nhỏ thì đấy cũng là những lỗi lầm khiến bản thân ân hận mãi.
Lúc nhỏ, khi ấy em vừa chỉ mới 4-5 tuổi thôi, ở cái độ tuổi mà trẻ con rất nghịch ngợm và đa số trẻ em ở độ tuổi này chưa nhận thức rõ mức độ của những việc mình làm. Em cũng như bao đứa trẻ khác, cũng có phần nghịch ngợm và ương bướng với người lớn. Có một lần, lúc đi sang nhà hàng xóm cùng mẹ, em vô tình bước vào phòng của anh hàng xóm. Oa! Nơi này thật đẹp với đầy những món đồ chơi trang trí khắp phòng, ở giữa bàn học là một con robot được lắp ráp tỉ mỉ và cực kỳ đẹp mắt. Em thấy thật tò mò nên đã lấy xuống để nghịch, cho đến khi bị anh hàng xóm phát hiện thì con robot đã bể nát hết rồi. Anh ấy trông rất tức giận, tuy nhiên lại không thể làm gì em với cái mác trẻ con nghịch dại. Trong đôi mắt ẩn chứa sự tức giận lại là sự bất lực không thể nói. Em rất ân hận về điều mình đã gây ra và em rất muốn xin lỗi anh.
Tuy đã lớn, nhưng mỗi lần nghĩ lại thì em lại cảm thấy thật ân hận và tội lỗi. Em sẽ cố gắng ngoan ngoãn hơn trong tương lai và sai lầm này sẽ giúp em nhớ mãi cái bài học đầu tiên 

Lời giải 2 :

Trưa hôm qua, tôi đang ngồi học bài bỗng nghe tiếng của ai giọng khàn khàn ở ngoài cửa ngõ: Cô bác ơi! Làm ơn bố thí cho tôi chén gạo, bát cơm.

Tôi nhìn ra, thì đó là một ông lão độ sáu mươi tuổi, mình mặc một bộ đồ bà ba đen rách nát, đầu đội nón lá hũ, vai mang bị, tay chống gậy lần bước từ nhà này lê sang nhà khác để xin tiền.

Tôi ngồi trong nhà nhìn ra, giọng lạnh lùng:

Nhà tôi hết gạo rồi ông ơi, ông đi chỗ khác đi.

Ông lão vẫn đứng yên miệng lẩm bẩm:

Cô làm ơn cho tôi chén gạo thôi cô à.

Tôi hết sức bực mình và liền dùng những từ nặng nề đuổi ông lão ấy đi:

Cái ông này kì quá, ông có đi nơi khác cho tôi học bài không; ai biểu đi xin chi cho khổ thân vậy, tối ngày cứ gặp ăn xin mãi.

Tội nghiệp cho ông cụ, tay run run chống gậy bước sang nhà khác, bước đi có vẻ nặng nhọc lắm. Ông đi rồi tôi còn cười lên như chế giễu ông. Tôi lại bàn lấy quyển sách Giáo dục công dân ra học. Tôi đọc được một đoạn rồi lật qua trang khác, nơi trang này tác giả có in hình một đứa bé đang bưng gạo ra cho một ông lão ăn mày. Tôi sực nhớ đến lúc nãy, tôi đã tỏ ra khinh bỉ ông cụ, không cho lấy một chén gạo mà còn nặng lời xua đuổi ông rất thậm tệ.

Nghĩ lại tôi rất hối hận, tôi không xứng đáng là một người có học chút nào cả. Hàng ngày tôi vẫn nghe thầy tôi thường khuyên chúng tôi không nên hắt hủi những người nghèo khổ mà giờ này tôi làm một việc trái với lời thầy tôi thường dặn. Tôi không can đảm đọc hết trang ấy, vội vàng đem quyển sách cất đi và tôi càng đọc lương tâm tôi càng ray rứt. Rồi ông cụ khi nãy sẽ ra sao? Nếu chẳng may ông gặp người nào cũng như tôi thì tội nghiệp cho tôi biết chừng nào! Đời sống của ông chỉ nhờ vào lòng từ thiện của người đời. Thế mà tôi lại bạc đãi ông thì làm sao ông sông cho qua ngày tháng được? Rồi đây cơm đâu ông ăn? Chỗ đâu ông ngủ? Quần áo đâu ông mặc? Bao nhiêu câu hỏi cứ ám ảnh tôi mãi, không lúc nào để cho tôi yên.

Càng suy nghĩ tôi càng thương ông lão quá. Tôi vội vàng chạy ra cửa hi vọng ông còn lảng vảng đâu đây để tôi đem tiền ra giúp ông chút nào đỡ chút ấy. Nhưng ra ngoài cửa thì ông lão đã đi mất. Sự hối hận của tôi đã muộn lắm rồi. Tôi thất thểu vào nhà với gương mặt buồn bã, và tôi tự cho tôi là một người xấu xa nhất đời, tôi không xứng đáng sống chung với mọi người chút nào.

Để chuộc lại những sự lỗi lầm của tôi, từ nay về sau tôi quyết bỏ hẳn cái tính kiêu căng khinh người của tôi và gặp bất cứ người nghèo khổ nào tôi cũng hết lòng giúp đỡ, mặc dù sự giúp đỡ của tôi không đem cho họ ra khỏi được cảnh nghèo túng, nhưng cả một tấm lòng thành thật của tôi cũng an ủi họ được bớt đau khổ một phần nào vậy.

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK