Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi: Rừng cọ quê tôi Chẳng có nơi nào như sông...
Câu hỏi :

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi: Rừng cọ quê tôi Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng. Thân cọ vút thẳng lên trời hai ba chục mét, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vút dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa chồi, lá đã xoà sát mặt đất. Lá cọ xoè dài ra nhiều phiến nhọn dài, t xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp loáng nắng như rừng mặt trời mới mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng hát líu lo mà không thấy bóng chim đâu. Căn nhà tôi ở lúp xúp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xoè ô lợp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát rượi, ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu. Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp, để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi về om, ăn vừa béo vừa bùi. Quê tôi có câu hát: Dù ai đi ngược về xuôi Cơm nắm lá cọ là người sông Thao. Người sông Thao đi đâu, rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình. (Theo Nguyễn Thái Vận) a. Câu mở đầu thể hiện nội dung gì? b. Thân cọ, búp cọ, lá cọ được tác giả miêu tả thế nào? c. Tìm những chi tiết thể hiện cây cọ gắn với cuộc sống của người dân trung du.

Lời giải 1 :

$#khoanguyen045$

`a.` Câu mở đầu thể hiện nội dung gì?

`->` Câu mở đầu tác giả muốn thể hiện cho người đọc thấy rằng không có nơi nào như quê hương của mình, nơi có rừng cọ trập trùng. Qua đó, cũng thể hiện sự yêu thương của tác giả đối với quê hương.

`b.` Thân cọ, búp cọ, lá cọ được tác giả miêu tả thế nào?

`@` Thân cọ: vút thẳng lên trời hai ba chục mét, gió bão không thể quật ngã.

`@` Búp cọ: vút dài như thanh kiếm sắc vung lên

`@` Lá cọ: khi cây non vừa chồi, lá xoà sát mặt đất; xoè dài ra nhiều phiến nhọn dài, xoè ô lợp kín, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp loáng nắng như rừng mặt trời mới mọc.

`=>` ( Cần phải đọc cả bài để có thể nhận biết)

`c.` Tìm những chi tiết thể hiện cây cọ gắn với cuộc sống của người dân trung du.

`->` Những chi tiết thể hiện cây cọ gắn với cuộc sống của người dân trung du là: 

`+` Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xoè ô lợp kín trên đầu.

`+` Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp, để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

`+` Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi về om, ăn vừa béo vừa bùi.

Lời giải 2 :

` a `. Câu mở đầu thể hiện cảm xúc tự hào, yêu thương đối với quê hương của tác giả. 

` b `.

` - ` Thân cọ: vút thẳng lên trời hai ba chục mét, gió bão không thể quật ngã.

` - ` Lá cọ: xòe dài ra nhiều phiến nhọn dài, từ xa như một vừng tay rẫy, trưa hè lấp loáng như rừng mặt trời mới mọc. 

` - ` Búp cọ: vút dài như thanh kiếm sắc vươn lên. 

` => ` Hình ảnh nhân hóa sinh động, giúp cây tre trở nên quen thuộc,gần gũi với con người. 

` c `. ` - ` Chi tiết thể hiện cây cọ gắn với cuộc sống trung du: 

` + ` Căn nhà tôi ở lúp xúp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xoè ô lợp kín trên đầu. 

` + ` Ngày nắng, bóng râm mát rượi, ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu.

` + ` Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp, để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

` + ` Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi về om, ăn vừa béo vừa bùi.

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK