Đáp án:
+ Phản ứng thu nhiệt ($\Delta H>0$): cần cung cấp nhiệt lượng liên tục trong quá trình phản ứng, nếu ngừng cung cấp thì phản ứng không xảy ra thêm.
Ví dụ:
Quá trình quang hợp (tổng hợp carbohydrate từ năng lượng ATP)
Quá trình nung đá vôi
Quá trình nung thuốc tím
+ Phản ứng toả nhiệt ($\Delta H<0$): phản ứng tự toả ra nhiệt lượng trong quá trình phản ứng, một số phản ứng cần một lượng nhiệt ban đầu để khơi mào rồi sau đó tự toả nhiệt.
Ví dụ:
Quá trình hô hấp (tạo ra năng lượng ATP từ sự phân giải carbohydrate)
Phản ứng của hydrogen và oxygen: nếu không có nhiệt lượng khơi mào thì không xảy ra ở điều kiện thường.
Phản ứng tôi vôi
* Lưu ý: quá trình phá vỡ liên kết hoá học là quá trình thu nhiệt (cần cung cấp nhiệt để phá vỡ), quá trình tạo ra thêm liên kết hoá học là quá trình toả nhiệt (liên kết hoá học sinh ra làm năng lượng hệ giảm nên có năng lượng toả ra)
Ví dụ: nước rắn $\to$ lỏng là quá trình thu nhiệt, hơi $\to$ lỏng là quá trình toả nhiệt
Hóa học là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó. Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học. Hãy đam mê và khám phá thế giới của các chất hóa học và phản ứng!
Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!
Copyright © 2024 Giai BT SGK