-Nhịp tim khi hoạt động mạnh cao hơn khi nghỉ ngơi vì: khi hoạt động mạnh tốc độ hô hấp tế bào ở các tế bào cơ tăng lên để đáp ứng nhu cầu về năng lượng cơ xương hoạt động liên tục,dẫn đến hàm lượng CO2 trong máu giảm (do hô hấp tế bào tiêu hao O2), hàm lượng CO2 trong máu tăng (do hô hấp tế bào thải ra CO2), pH máu giảm. Điều này sẽ tác động lên thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ ( cảnh) kích thích hoạt động thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim đảm bảo cho sự vận chuyển khí kịp thời.
-Nhịp hô hấp khi hoạt động mạnh cao hơn khi nghỉ ngơi vì: để đáp ứng nhu cầu năng lượng khi hoạt động mạnh, tốc độ hô hấp tế bào ở các tế bào cơ tăng khiến nhu cầu cung cấp O2 và đào thải CO2 của cơ thể tăng lên. Kết quả dẫn đến nhịp hô hấp tăng để đảm bảo sự lưu thông khí ở phổi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí ở phổi và tế bào.
-Tốc độ tạo nước tiểu khi hoạt động mạnh thấp hơn khi nghỉ ngơi vì: khi hoạt động mạnh, lượng máu tới cơ xương tăng cường còn lượng máu đến hệ bài tiết (thận) giảm dẫn đến tốc độ lọc máu tạo nước tiểu giảm. Đồng thời., khi hoạt động mạnh, cơ thể mất nhiều nước do toát mồ hooi. Do đó, để đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu máu, hoạt động tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp của thận được tăng cường. Kết quả tốc độ tạo nước tiểu sẽ giảm.
Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật, cách thức các cá thể và loài tồn tại, nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng. Hãy khám phá và hiểu biết sâu sắc về sự sống xung quanh chúng ta!
Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!
Copyright © 2024 Giai BT SGK