Bài 1:
Theo đề bài, 4 nguyên tử Mg = 1 nguyên tử X
⇔ $4^{}$ . $M_{Mg}$ = $M_{X}$
⇔ $4^{}$ . $24^{}$ = $M_{X}$
⇒ $M_{X}$ = $56^{}$ ($g/mol^{}$)
Vậy $X^{}$ là $Sắt^{}$, $KHHH^{}$: $Fe^{}$.
Bài 2:
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hóa học và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
- Đơn chất là những chất được tạo thành từ một nguyên tố hóa học.
- Hợp chất là những chất do hai hoặc nhiều nguyên tố hóa học tạo thành.
- Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
- Thông thường, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị = số electron mà nguyên tử nguyên tố đó góp chung với nguyên tố khác.
- Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo thành bởi một hoặc nhiều đôi electron dùng chung giữa hai nguyên tử.
- Liên kết ion là liên kết được tạo thành bởi lực hút giữa ion dương và ion âm. Chất được tạo thành các ion dương và ion âm được gọi là hợp chất ion.
- Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất.
- Công thức hóa học gồm hai phần:
+ Phần chữ: gồm kí hiệu hóa học của nguyên tố tạo thành chất.
+ Phần số: gồm các số được ghi bên phải, dưới chân kí hiệu hóa học, ứng với số nguyên tử của nguyên tố trong một phân tử (nếu chỉ có một nguyên tử thì không ghi). Các số này được gọi là chỉ số.
- Công thức hóa học của hợp chất có hai kí hiệu hóa học trở lên.
- Công thức hóa học của các đơn chất chỉ có một kí hiệu hóa học.
+ Với phi kim, phân tử thường có hai nguyên tử.
+ Với kim loại và một số phi kim, kí hiệu hóa học của nguyên tố được coi là công thức hóa học của đơn chất.
1) Đáp án bạn dưới đúng rùi:>
2)
- Đơn chất:
Các chất như đồng (copper), dùng làm lõi dây điện, đúc tượng,... chỉ được tạo nên từ một nguyên tố đồng; than chì, dùng làm ruột bút chì, kim cương dùng làm đỗ trang sức, mũi khoan,... chỉ được tạo nên từ một nguyên tố carbon; khí hydrogen dùng làm nhiên liệu,... chỉ được tạo nên từ một nguyên tố hydrogen.
Những chất kể trên được gọi là đơn chất. Vậy, đơn chất là những chất được tạo nên tử một nguyên tổ hoá học. Một nguyên tố thường chỉ tạo nên một dạng đơn chất.
- Hợp chất:
Hợp chất là chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hoá học. Hiện nay, người ta đã biết hàng chục triệu hợp chất khác nhau.
Các hợp chất như nước, carbon dioxide, muối ăn, calcium carbonate,... là hợp chất vô cơ. Những hợp chất như glucose (có trong mật ong), saccharose, protein,... là hợp chất hữu cơ.
- Phân tử:
Phân tử là hạt đại điện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đây đủ tính chất hoá học của chất.
Phân tử đơn chất được tạo nên bởi các nguyên tử của cùng một nguyên tổ hoá học.
- Khối lượng phân tử
Khối lượng phân tử của một chất bằng tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử chất đó. Khối lượng của một phân tử được tính theo đơn vị amu.
Ví dụ: Khối lượng phân tử của nước bằng: 2-1 + 16 = 18 (amu).
- Cấu trúc electron bền vững của khí hiếm
Ở điều kiện thường, các khí hiếm tồn tại dưới dạng đơn nguyên tử bền vững, khó bị biến đổi hóa học. Lớp electron ngoài cùng của chúng chứa 8 electron (trừ He chứa 2 electron).
Nguyên tử của các nguyên tố khác có xu hướng tham gia liên kết hóa học để đạt được lớp electron ngoài cùng giống khí hiếm bằng cách nhường, nhận hay dùng chung electron.
- Liên kết ion
Nguyên tử trung hòa về điện, khi nguyên tử nhường hay nhận electron, nó trở thành phần tử mang điện gọi là ion.
Điện tích của ion được viết phía trên, bên phải của kí hiệu hóa học.
Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
Ví dụ:
- Sự hình thành liên kết trong phân tử muối ăn (sodium chloride NaCl):
+ Nguyên tử sodium (Na) nhường một electron ở lớp ngoài cùng cho nguyên tử chlorine (Cl) để tạo thành ion dương Na+ có lớp vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm Ne.
+ Nguyên tử Cl nhận vào lớp electron ngoài cùng một electron của nguyên tử Na để tạo thành ion âm Cl- có vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm Ar.
=> Hai ion được tạo thành mang điện tích trái dấu hút nhau tạo thành liên kết ion trong phân tử muối ăn.
- Liên kết cộng hóa trị được tạo nên do sự dùng chung một hay nhiều cặp electron.
- Công thức hóa học gồm hai phần, đó là:
Phần chữ: gồm kí hiệu hóa học của nguyên tố tạo thành chất.
Phần số: gồm các số được ghi bên phải, dưới chân kí hiệu hóa học, ứng với số nguyên tử của nguyên tố trong một phân tử (nếu chỉ có một nguyên tử thì không ghi). Các số này được gọi là chỉ số.
- Công thức hóa học của hợp chất có hai kí hiệu hóa học trở lên.
- Công thức hóa học của các đơn chất chỉ có một kí hiệu hóa học.
- Với kim loại và một số phi kim, kí hiệu hóa học của nguyên tố được coi là công thức hóa học của đơn chất.
*Chú ý:
+ Khi kim loại tác dụng với phi kim, nguyên tử kim loại nhường electron cho phi kim.
Nguyên tử kim loại trở thành ion dương và nguyên tử phi kim chuyển thành ion âm.
+ Liên kết ion thường được tạo thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình.
+ Các chất ammonia, carbon dioxide, đường ăn … cũng là các hợp chất cộng hóa trị;
+ Hợp chất cộng hóa trị có thể là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí;
+ Các chất cộng hóa trị thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
#Chúc bạn học tốt:>
Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!
Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!
Copyright © 2024 Giai BT SGK