Trang chủ Lịch Sử Lớp 10 nêu hiểu biết của em về tiểu sử của hồ chí minh từ khi sinh ra đến năm 1920 câu...
Câu hỏi :

nêu hiểu biết của em về tiểu sử của hồ chí minh từ khi sinh ra đến năm 1920

Lời giải 1 :

- Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ra vào ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên Nôm là làng Chùa), nằm cách làng Sen khoảng 2 km) và sống ở đây cho đến năm 1895. Hai làng này vốn cùng nằm trong xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn.

- Cha của Nguyễn Sinh Cung là một nhà Nho tên là Nguyễn Sinh Sắc (1862–1929), từng đỗ Phó bảng. Mẹ ông là bà Hoàng Thị Loan (1868–1901). Nguyễn Sinh Cung có một người chị là Nguyễn Thị Thanh (sinh năm 1884), một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (sinh năm 1888, tự Tất Đạt, còn gọi là Cả Khiêm) và một người em trai mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900–1901, tên khi mới lọt lòng là Xin).

- Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau khi mẹ mất, (1901), ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn. Không lâu sau thì cha ông đỗ Phó bảng, ông liền theo cha về quê nội. Tại quê nội, cha ông đã làm "lễ vào làng" cho hai người con trai với tên mới là "Tất Đạt" cho Nguyết Sinh Khiêm và "Tất Thành" cho Nguyễn Sinh Cung. từ đây ông bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành. Tất Thành theo học cử nhân Hoàng Phạm Quỳnh và một số ông giáo khác.

- Năm 1906, Nguyễn Sinh Cung theo cha vào Huế lần thứ hai và học tại trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba. Tại đây, ông trải qua các niên khóa 1906–1907 lớp nhì và 1907–1908 lớp nhất. Trong kỳ thi primaire (tương đương tốt nghiệp tiểu học) năm 1908 – ông là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường Pháp – Việt Đông Ba được thi vượt cấp vào hệ Thành chung trường Quốc Học.

- Nguyễn Sinh Cung được nhận vào Quốc học Huế vào ngày 7 tháng 8 năm 1908.

- Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết. Ông dạy thể dục và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục Thanh của Hội Liên Thành

- Trong thời gian này, Nguyễn Tất Thành thường gặp gỡ một số nhà nho yêu nước đương thời, tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc và có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Ông tuy khâm phục Đề Thám (Hoàng Hoa Thám), Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào cả. 

- Khoảng trước tháng 2 năm 1911, ông nghỉ dạy và vào Sài Gòn cũng với sự giúp đỡ của Hội Liên Thành. Tại đây, Nguyễn Tất Thành theo học trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son (bây giờ là trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng), vừa đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống và đồng thời tìm hiểu đời sống công nhân. Ở đây, ông học được 3 tháng. Sau đó ông quyết định sẽ tìm một công việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài học hỏi tinh hoa của phương Tây.

- Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành lấy tên Văn Ba lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây. Ngày 6 tháng 7 năm 1911, sau hơn 1 tháng đi biển, tàu cập cảng Marseille, Pháp. Tại Marseilles, ông đã viết thư đến Tổng thống Pháp, xin được nhập học vào Trường Thuộc địa (École Coloniale), trường chuyên đào tạo các nhân viên hành chánh cho chính quyền thực dân, với hy vọng "giúp ích cho Pháp". Thư yêu cầu của ông bị từ chối và được chuyển đến Khâm sứ Trung Kỳ ở Huế. Ở Pháp một thời gian, sau đó Nguyễn Tất Thành qua Hoa Kỳ. Sau khi ở Hoa Kỳ một năm (cuối 1912-cuối 1913), ông đến nước Anh làm nghề cào tuyết, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn, học tiếng Anh, và ở Luân Đôn cho đến cuối năm 1916. Một số tài liệu trong kho lưu trữ của Pháp và Nga cho biết trong thời gian sống tại Hoa Kỳ, Nguyễn Tất Thành đã đến nghe Marcus Garvey diễn thuyết ở khu Harlem và tham khảo ý kiến của ​​các nhà hoạt động vì nền độc lập của Triều Tiên. Cuối năm 1917, ông trở lại nước Pháp, sống và hoạt động ở đây cho đến năm 1923.

- Tháng 2 năm 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Ngày 18 tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội những người An Nam yêu nước, Nguyễn Tất Thành đã mang tới Hội nghị Hòa bình Versailles bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm

- Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin, từ đó ông hoàn toàn tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản. Ông tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại Tours (từ 25 đến 30 tháng 12 năm 1920) với tư cách là đại biểu Đông Dương của Đảng Xã hội Pháp, ông trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp và tách khỏi đảng Xã hội

Lời giải 2 :

$\color{red}{\text{@RYAN}}$

$\texttt{nêu hiểu biết của em về tiểu sử của hồ chí minh từ khi sinh ra đến năm 1920}$

`ANSWER`

`->` Hồ Chí Minh, tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày `19` tháng `5` năm `1890` tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

`->` Từ năm `1907` đến `1911,` Hồ Chí Minh theo học tại trường Quốc học Huế, nơi ông tiếp cận với các tư tưởng cách mạng và phong trào đấu tranh độc lập của người Việt Nam

`->` Trong giai đoạn từ khi sinh ra đến năm `1920,` Hồ Chí Minh đã bước đầu hình thành tư tưởng cách mạng và nhận thức sâu sắc về tình hình đất nước

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK