- So sánh là đối chiếu sự vật,sự viêc này với sự vật,sự việc khác có nét tương đồng.
Ví dụ:
+ Hai cái răng đen nhanh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
+ Rừng được hiện lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
- Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật,cây cối,đồ vật,...bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.
Ví dụ:
+ Chú dế mèn, chị sao sậu, ông mặt trời.
+ "Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau hơn"
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật,hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ:
+ Về thăm quê Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
(Nguyễn Đức Mậu)
+ Gần mực thì đen,gần đèn thì rạng.( Tục ngữ )
- Hoán dụ là dùng tên gọi sự vật,hiện tượng, khái niệm này làm tên gọi cho một sự vật,hiện tượng,khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ:
+ Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành lớn lên.
( Tố Hữu )
+ Trăm năm bia đá thì mòn
Ngìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
( Ca dao )
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!
Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!
Copyright © 2024 Giai BT SGK