* Một số hoạt động khai thác tài nguyên vùng biển, đảo nước ta là: hoạt động du lịch ở Phú Quốc (Kiên Giang), khai thác trên Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản ở vịnh Vĩnh Hy (Ninh Thuận) và khai thác dầu ở mỏ Bạch Hồ (Bà Rịa – Vũng Tàu).
* Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế ở vùng biển Việt Nam là:
- Thuận lợi:
+ Vùng biển nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển. Hàng năm, nước ta khai thác và nuôi trồng hơn 3 triệu tấn hải sản, thu hút hàng triệu du khách đến vùng biển, đảo.
+ Vùng biển nước ta dễ tiếp cận với các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực. Hoạt động khai thác khoáng sản như dầu mỏ, khí tự nhiên phát triển nhanh.
+ Các hoạt động kinh tế biển góp phần quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
- Khó khăn:
+ Vùng biển nước ta có nhiều thiên tai và hiện tượng thời tiết bất lợi bão, nước dâng, sóng lớn, xói lở bờ biển,.. gây thiệt hại về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.
+ Ở một số nơi, tài nguyên thiên nhiên có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững.
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2024 Giai BT SGK