Đặc điểm của các khu vực địa hình đồi núi là:
- Địa hình đồi núi ở nước ta có sự phân hoá đa dạng thành các khu vực:
+ Khu vực Đông Bắc: Nằm ở tả ngạn sông Hồng, chủ yếu là đồi núi thấp, có 4 dãy núi hình cánh cung (Sông Gầm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo kết hợp với địa hình Cat-xto.
+ Khu vực Tây Bắc: Từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả, địa hình cao nhất nước ta, với các dãy núi lớn có hướng tây bắc – đông nam như Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao. Ngoài ra, còn có các dãy núi thấp, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi; các cánh đồng thung lũng.
+ Khu vực Trường Sơn Bắc: từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã, là vùng núi thấp, hướng tây bắc – đông nam, gồm nhiều dãy núi song song, so le nhau, sườn phía đông hẹp và dốc hơn so với sườn phía tây.
+ Khu vực Trường Sơn Nam: từ phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ, gồm các khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ, nghiêng về phía đông và nhiều cao nguyên xếp tầng.
+ Ngoài ra, còn dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng: ở Bắc Bộ có vùng đồi trung du, ở Đông Nam Bộ là dạng địa hình bán bình nguyên.
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2024 Giai BT SGK