Các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam là:
- Tài nguyên sinh vật: Sinh vật ở vùng biển Việt Nam phong phú, đa dạng và có tính sinh học cao. Vùng biển Việt Nam có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Vùng triều ven bờ có nhiều loài rong biển được sử dụng cho công nghiệp thực phẩm và xuất khẩu.
- Tài nguyên du lịch: Bờ biển dài, có nhiều bãi cát, vịnh, hang động đẹp, nước biển trong xanh, hệ sinh thái biển phong phú, khung cảnh thiên nhiên các đảo đa dạng góp phần phát triển du lịch biển. Có nhiều địa điểm nổi tiếng thu hút khách du lịch như: Vịnh Hạ long (Quảng Ninh), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa),...
- Tài nguyên khoáng sản: Dầu mỏ, khí tự nhiên tập trung ở các bể (bồn trũng) trong thềm lục địa như các bể sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn,... Các khoáng sản khác bao gồm 35 loại, phân bố dọc theo vùng ven biển, sườn bờ và dưới đáy biển. Ngoài ra, vùng biển Việt Nam có điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, phát triển giao thông vận tải biển.
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2024 Giai BT SGK