Đặc điểm và giá trị sử dụng của nhóm đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản là:
- Đặc điểm:
+ Đất phù sa được hình thành do sản phẩm bồi đắp của phù sa các hệ thống sông và phù sa biển.
+ Đất phù sa có độ phì nhiêu cao, rất giàu chất dinh dưỡng.
+ Đất phù sa ở đồng bằng sông Hồng ít chua, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, gồm đất ngoài đê được bồi phù sa hằng năm và đất trong đê không được bồi phù sa hằng năm.
+ Đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long gồm đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.
+ Đất phù sa ở dải đồng bằng ven biển miền Trung có độ phì nhiêu thấp hơn, nhiều cát, ít phù sa sông.
- Giá trị sử dụng:
+ Trong nông nghiệp: là nhóm đất phục vụ sản xuất cây lương thực (lúa, ngô,...), cây công nghiệp hàng năm (dâu tằm, thuốc lá,...) và cây ăn quả.
+ Trong ngành thủy sản: là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản. Thuận lợi cho đánh bắt thủy sản như tôm, cua, cá và thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thủy sản nước lợ và nước mặn khác, nhiều nhất là cá và tôm.
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2024 Giai BT SGK