Trang chủ Tiếng Việt Lớp 4 Dù giáp mặt cùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh mỗi lần trôi xuống Bỗng....nhớ một...
Câu hỏi :

Dù giáp mặt cùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh mỗi lần trôi xuống Bỗng....nhớ một vùng núi non Em hãy chỉ rõ hình ảnh nhân hóa được tác giả sử dụng và nêu ý nghĩa hình ảnh đó

Lời giải 1 :

Hình ảnh nhân hóa : 

- cửa sông : giáp mặt với biển rộng, chẳng dứt cội nguồn

- Lá xanh : bỗng nhớ

Tác dụng : Việc sử dụng hình ảnh nhân hóa làm cho câu thơ trở nên sinh động hơn, hấp dẫn người đọc. Bên cạnh đó, qua những hình ảnh được nhân hóa như vậy, tác giả còn muốn nhắc nhở chúng ta nhớ đến câu tục ngữ : "Uống nước nhớ nguồn" hay " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng", nhắc chúng ta cho dù có đi đâu, có ở phương trời nào, cũng không được quên cội nguồn của mình.

Lời giải 2 :

- Hình ảnh nhân hóa:  "cửa sông chẳng dứt cội nguồn", "giáp mặt", "nhớ".

$\Rightarrow$ Ý nghĩa: Bằng việc dùng những từ ngữ miêu tả con người để gán cho cửa sông hay lá cây đã giúp cho hình ảnh của thiên nhiên vô tri vô giác trở nên sinh động hơn, có hồn hơn. Qua đó truyền tải bài học đạo lý: Mỗi người ai ai cũng đều có cội nguồn, phải luôn nhớ và biết ơn bởi nơi đó đã sinh ra và nuôi lớn ta từng ngày.

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ tư ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng và chúng ta sắp đến năm cuối cấp. Hãy chú trọng hơn đến học tập, đặt mục tiêu rõ ràng và không ngừng nỗ lực để đạt được!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK