Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 I. Đọc hiểu (5 điểm) 1. Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Cuối hè mây trắng...
Câu hỏi :

Giải giúp mình bài này với ạ

image

I. Đọc hiểu (5 điểm) 1. Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Cuối hè mây trắng Di tim ca dao Mưa giông mưa vào Di tim ruong han Trái bằng rám nắng Đi t

Lời giải 1 :

1.

a) Các tính từ : trắng, rám nắng, im lìm, trong vắt, xa, già

b)

$-$ Phép nhân hóa :

- Cành phượng, trái bàng - đi tìm ( gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người )

$-$ Điệp ngữ :

- Từ "đi tìm" được lặp lại 2 lần

c) Từ "im lìm" là từ láy. Từ trái nghĩa với "im lìm" là "ồn ào, náo nhiệt, huyên náo"

d)                                                  

     Lại một mùa hè nữa trôi qua. Những ngày cuối hè thật khác! Những đám mây trên trời trắng như mơ, bồng bềnh trôi trên nền trời xanh. Cuối hè cũng là thời điểm của những cơn mưa giông, mưa rào. Những cánh đồng hạn, những mảnh đất khô cằn thích phải biết! Cuối hè cũng là thời điểm đánh dấu sự thay đổi của những cây bàng, cây phượng trong sân trường, chúng nhanh chóng lột bỏ đi những chiếc lá khô, những trái bàng rám nắng, mặc lên mình những chiếc chồi non xanh mơn mởn. Con sông trong vắt, uốn lượn lại nhớ đến những cánh buồm ở xa. Bác trâu già lại tìm chỗ mát mẻ để nghỉ ngơi. Chị gió nghịch ngợm, vút qua trêu đùa những bờ tre. Chao ôi! Cũng là mùa hè thôi, ấy thế mà lúc mới vào hè lại khác xa lúc sắp kết thúc mùa hè. Bởi vì khi mùa hè kết thúc, là lúc mà các bạn học sinh của chúng ta chuẩn bị đi học lại, một mùa tựu trường nữa lại về. Thích ơi là thích!

Lời giải 2 :

`a,`

- Các tính từ có trong bài thơ: trắng, hạn, rám nắng, im lìm, biếc, trong vắt, xa, già, mát

`b,`

- Phép tu từ có trong khổ thơ thứ hai: 

+ nhân hóa: trái bòng - rám nắng, đi tìm mắt em; cành phượng - im lìm, đi tìm lá biếc ( trái bòng, cành phượng vốn là chỉ là thiên nhiên, vô tri vô giác nhưng lại có đặc điểm, hoạt động giống như con người)

+ điệp ngữ: đi tìm (được lặp lại 2 lần trong khổ thơ)

`c,` 

- Từ "im lìm" là từ láy ( Vì khi tách từ này ra thành hai từ độc lập, chỉ từ "im" có nghĩa, từ "lìm" không có nghĩa)

- Từ trái nghĩa với "im lìm": nhộn nhịp, ồn ào, náo nhiệt, tấp nập, huyên náo,.....

`d,`

 Cảnh thiên nhiên những ngày cuối hè thật đẹp. Cuối hè, dường như mọi vật đều không còn vội vàng như chớm hè mà bình thản, chậm rãi hơn để tìm kiếm thứ gì đó mới mẻ. Điều này được thể hiện qua việc nhà thơ dùng biện pháp nhân hóa kết hợp với điệp ngữ "đi tìm": "Mây trắng - đi tìm ca dao", "Cành phượng im lìm - đi tìm lá biếc",... Khoảng thời gian này cũng thật đặc biệt, khi đây là lúc trẻ em sắp kết thúc nghỉ hè, được đến trường: "Mùa cạn ngày hè/ Em mơ đến lớp."

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK