Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 1/ Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. 2/ Nét duyên dáng của Hạ Long...
Câu hỏi :

1/ Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. 2/ Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sông nước, cái rạng rỡ của đất trời. 3/ Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. b) Ghi lại các tính từ trong câu văn số 1,2,3 . Việc đặt các tính từ gần nhau trong một câu văn có tác dụng gì trong việc miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên Hạ Long? Đó là vẻ đẹp như thế nào?

Lời giải 1 :

$#khoanguyen045$

`b)` 

`1.` Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng: kì vĩ, duyên dáng

`2.` Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sông nước, cái rạng rỡ của đất trời.: duyên dáng, tươi mát, rạng rỡ.

`3.` Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh: trong xanh

`=>` Việc đặt các tính từ gần nhau trong một câu văn có tác dụng gì trong việc miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên Hạ Long? Đó là vẻ đẹp như thế nào?

`+` Việc đặt các tính từ gần nhau trong một câu văn làm nổi bật, nhấn mạnh được vẻ đẹp của thiên nhiên Hạ Long trong việc miêu tả. Không chỉ thế, chúng còn làm cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp quyến rũ đó. Đó là một vẻ đẹp vừa kì vĩ, duyên dáng lại vừa tươi mát, rực rỡ. 

Lời giải 2 :

(1) Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. (2) Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sông nước, cái rạng rỡ của đất trời. (3) Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. (4) Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. (5) Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu  xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. (6) Màu xanh ấy như  trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới…

(7) Núi non, sông nước tươi đẹp của Hạ Long là một bộ phận của non sông Việt Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn.

(Vịnh Hạ Long - Thi Sảnh)



b) Ghi lại các tính từ trong câu văn số 6. Việc đăt các tính từ gần nhau trong một câu văn có tác dụng gì trong việc miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên Hạ Long? Đó là vẻ đẹp như thế nào?
- Các tính từ ở câu văn số 6: trường cửu, bát ngát, trẻ trung, phơi phới

- Tác dụng của việc đặt các tính từ gần nhau: làm nổi bật, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp vĩnh cửu của sóng nước Hạ Long: tươi tắn, duyên dáng, trẻ trung, tràn đầy sức sống


Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK