Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Tìm 5 ví dụ về điệp ngữ câu hỏi 6075492
Câu hỏi :

Tìm 5 ví dụ về điệp ngữ

Lời giải 1 :

VD 1 : '' Trong đầm gì đẹp bằng sen

               Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

               Nhị vàng ,bông trắng, lá xanh

               Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.''

             Lặp từ nhị vàng nhé

VD 2: '' Hạt gạo làng ta

             Có vị phù sa

             Của sông Kinh Thầy

             Có hương sen thơm

             Trong hồ nước đầy

             Có lời mẹ hát . . .

             Có bão tháng bảy

             Có mưa tháng ba ''

                                              ( Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa )

        Lặp từ có

VD 3 :

  Con trâu đang thung thăng gặm cỏ, bỗng nhiên con trâu ngẩng đầu lên, thì ra là con trâu đang lắng nghe tiếng sáo diều vi vu trên bầu trời xanh kia . . .

  Lặp từ con trâu

VD 4 :

           '' Anh đi anh nhớ quê nhà

              Nhớ canh rau muống , nhớ cà dầm tương

              Nhớ ai dãi nắng dầm sương

              Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.''

                                                        ( Ca dao )

                            Lặp từ nhớ

VD 5 :

         ''Tìm vàng, tìm bạc dễ tìm

           Tìm câu ngân nghĩa khó lắm bạn ơi ''

         Lặp từ Tìm

Nhớ vote cho mình nhé

Lời giải 2 :

`@` Ví dụ về điệp ngữ: 

`+` Điệp ngữ là một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn nói hoặc văn viết để nhấn mạnh một sự việc bằng cách lặp đi lặp lại cụm từ đó nhiều lần trong thơ hoặc đoạn văn, bài văn.

`@` Ví dụ 1: 

Lặng rồi cả tiếng con ve,

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.

Nhà em vẫn tiếng ạ ời,

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.

Lời ru có gió mùa thu,

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.

Những ngôi sao thức ngoài kia,

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn,

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

`-` Điệp ngữ: mẹ, ru, con.

`@` Ví dụ 2: 

Cánh màn khép lỏng cả ngày

Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

Nắng mưa từ những ngày xưa

Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.

Khắp người đau buốt, nóng ran

Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm

Người cho trứng, người cho cam

Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.

`-` Điệp ngữ: mẹ, người cho.

- điểm du lịch (lặp lại 2 lần)

- gia đình (lặp lại 3 lần)

`@` Ví dụ 3: Con hãy ra chợ mua giúp mẹ vài thứ. Con hãy đi cẩn thận nhé! 

`@` Điệp ngữ trong lời nói: con (lặp lại 2 lần).

`@` Ví dụ 4: 

Cây dừa xanh toả nhiều tàu

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh

Ai mang nước ngọt, nước lành

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.

`-` Điệp ngữ: ai (lặp lại 2 lần), dừa (lặp lại 4 lần).

`@` Ví dụ 5: 

Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may

Chiều trôi thơ thẩn áng mây

Cài lên màu áo hây hây ráng vàng

Đêm thêu trước ngực vầng trăng

Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên

Khuya rồi, sông mặc áo đen

Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ...

Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ

Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa

Ngước lên bỗng gặp la đà

Ngàn hoa bưởi trắng nở nhòa áo ai...

Nguyễn Trọng

`-` Điệp ngữ: áo (lặp lại 5 lần), sông (lặp lại 4 lần). 

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK