Trang chủ Hóa Học Lớp 8 Thí nghiệm về biến đổi hoá học Chuẩn bị: bột sắt (Fe) và bột lưu huỳnh (S) theo tỉ lệ...
Câu hỏi :

Thí nghiệm về biến đổi hoá học Chuẩn bị: bột sắt (Fe) và bột lưu huỳnh (S) theo tỉ lệ 7 : 4 về khối lượng; ống nghiệm chịu nhiệt, đèn cồn, đũa thuỷ tinh, thìa thuỷ tinh. Tiến hành: Trộn đều hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh. Lần lượt cho vào hai ống nghiệm (1) và (2) mỗi ống 3 thìa hỗn hợp. - Đưa nam châm lại gần ống nghiệm (1). Quan sát hiện tượng. - Đun nóng mạnh đáy ống nghiệm (2) khoảng 30 giây rồi ngừng đun. Để nguội và đưa nam châm lại gần ống nghiệm (2). Quan sát hiện tượng. Trả lời câu hỏi: 1. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, hỗn hợp thu được có bị nam châm hút không? 2. Chất trong ống nghiệm (2) sau khi được đun nóng và để nguội có bị nam châm hút không? 3. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành không? Giải thích. 4. Sau khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành không? Giải thích.

image

Thí nghiệm về biến đổi hoá học Chuẩn bị: bột sắt (Fe) và bột lưu huỳnh (S) theo tỉ lệ 7 : 4 về khối lượng; ống nghiệm chịu nhiệt, đèn cồn, đũa thuỷ tinh, thìa

Lời giải 1 :

Đáp án:

1. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, hỗn hợp thu được bị nam châm hút một phần. Nam châm hút bột sắt trong hỗn hợp còn bột lưu huỳnh không bị hút.

2. Chất trong ống nghiệm (2) sau khi được đun nóng và để nguội thì không bị nam châm hút.

3. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, không có chất mới được tạo thành do sắt và lưu huỳnh vẫn giữ nguyên tính chất của nó khi chưa trộn với nhau: bột sắt màu đen, bị nam châm hút; bột lưu huỳnh màu vàng, không bị nam châm hút.

4. Sau khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành do chất rắn trong ống nghiệm sau khi đun không bị nam châm hút, xuất hiện tính chất mới so với tính chất ban đầu của hỗn hợp sắt trộn lưu huỳnh.

Bạn có biết?

Hóa học là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó. Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học. Hãy đam mê và khám phá thế giới của các chất hóa học và phản ứng!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK