Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Mn chỉ cần chọn A,B,C +trả lời đúng vote 5 saonat PHẦN 1: Luyện từ và câu: Ôn tập TIẾNG...
Câu hỏi :

Mn chỉ cần chọn A,B,C +trả lời đúng vote 5 sao

image

Mn chỉ cần chọn A,B,C +trả lời đúng vote 5 saonat PHẦN 1: Luyện từ và câu: Ôn tập TIẾNG VIỆT Các câu từ 1 đến 8, học sinh chỉ chọn đáp án A, B, C nhân Câ

Lời giải 1 :

$#khoanguyen045$
`1.` Dòng nào có một từ không cùng loại với các từ trong nhóm?

`A.` công nhân, nông dân, tri thức, quân

`B.` giáo viên, bác sĩ, nhà văn, nghệ sĩ, nhà bác học 

`C.` tổng thống, ông già, quốc vương, quốc trưởng, chủ tịch, nữ hoàng

`->` Vì từ "tri thức" nghĩa là hiểu biết về những điều tự nhiên, những điều cần biết trong xã hội, còn những từ còn lại đều chỉ người.

`+` Dòng `B` và `C` cũng đều chỉ người.

`---------`

`2.` Từ nhao nhác trong câu" Chim cò nhao nhác chuyển tổ, tìm nơi trú ẩn.” có nghĩa là gì? Chọn câu trả lời đúng nhất:

`A.` Ngơ ngác, không biết đi đầu.

`B.` Hỗn loạn, đầy vẻ sợ hãi, hốt hoảng.

`C.` Gọi nhau cùng đi.

`---------`

`3.` Thành ngữ” hương đồng cỏ nội” có nghĩa là gì? Chọn câu trả lời đúng nhất:

`A.` Mùi của đồng ruộng.

`B.` Mùi của đồng ruộng và cỏ cây.

`C.` Cảnh vật và hương vị của làng quê nói chung.

`->` Người ta thường nói "hương đồng cỏ nội" ý chỉ cảnh vật và hương vị của làng quê nói chung.

`VD:` Khi đi dạo xung quanh cánh đồng, mùi đất hoà quyện với hương đồng cỏ nội mới dễ chịu làm sao!

`---------`

`4.` Từ được gạch chân trong câu nào sau đây là danh từ:

`A.` Anh ấy đã ước mơ về những điều tốt đẹp.

`B.` Anh ấy ước mơ nhiều điều.

`C.` Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao.

`->` Vì câu `A` và câu `B` "ước mơ" là động từ. Chỉ những hành động như cầu mong, ước những điều mình mong muốn sẽ đến với mình.

`-` Còn câu `C` "ước mơ" là danh từ. Những tính từ, động từ mà có danh từ chỉ đơn vị hay các từ: những, cái, niềm,... đứng trước thì chúng sẽ thành danh từ. ( Nhưng những từ đó khi ghép lại phải có nghĩa.)

`---------`

`5.` Từ "chạy" trong câu nào sau đây mang nghĩa gốc?

`A.` Đồng hồ chạy rất đúng giờ.

`B.` Nhà nghèo, bác phải chạy ăn từng bữa

`C.` Lớp chúng tôi tổ chức thi chạy.

`+` "Chạy" ở câu `A` mang nghĩa chuyển. Chỉ những máy móc đang hoạt động, làm việc.

`+` "Chạy" ở câu `B` mang nghĩa chuyển. Chỉ hành động khẩn trương đi tìm, kiếm hay làm việc gì đó để đạt được mong muốn.

`+` "Chạy" ở câu `C` mang nghĩa gốc. Chỉ hành động nhanh, liên tiếp từ đôi chân.

`---------`

`6.` Câu nào sau đây không phải là câu ghép?

`A.` Cánh đồng lúa quê em đang chín rộ.

`B.` Mây đen kéo kín bầu trời, cơn mưa ập tới.

`C.` Bố đi xa về, cả nhà vui mừng.

`***` $\text{ Phân tích:}$

`+` Cánh đồng lúa quê em/ đang chín rộ.

           `CN`                               `VN`

`+` Mây đen/ kéo kín bầu trời,/ cơn mưa/ ập tới.

      `CN1`            `VN1                 `CN2`       `VN2`

`+` Bố/ đi xa về,/ cả nhà/ vui mừng.

  `CN1`  `VN1`      `CN2`         `VN2`

`---------`

`7.` Cặp quan hệ từ trong câu: “Không chỉ sáng tác nhạc, Văn Cao còn viết văn và làm thơ” biểu thị quan hệ gì?

`A.` Quan hệ nguyên - kết quả

`B.` Quan hệ tương phản

`C.` Quan hệ điều kiện – kết quả

`D.` Quan hệ tăng tiến

`->` Vì những cặp quan hệ từ như: Không chỉ `-` Còn, Không chỉ `-` Mà còn, Không những`-` Còn, Không những `-` Mà còn chỉ quan hệ Tăng tiến.

`---------`

`8.` Chủ ngữ trong câu: “Ánh trăng trong chảy khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa” là:

`A.` Ánh trăng

`B.` Ánh trăng trong

`C.` Ánh trăng trong chảy khắp cành cây kẽ lá

`***` $\text{ Phân tích:}$

`+` Ánh trăng trong/ chảy khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa

      `CN`                                         `VN`

`***` Chú ý: Trong một câu văn, nếu sau `CN` là một tính từ, tiếp sau tính từ đó là một tính từ hay một động từ khác mà không có dấu phẩy thì tính từ liền sau `CN` sẽ được tính là `CN.`

Lời giải 2 :

1. C . Tổng thống , ông già , quốc vương ; quốc trưởng ; nữ hoàng 

2. B. Hỗn loạn ; đầy vẻ sợ hãi ; hốt hoảng . 

3. C. Cảnh vật và hương vị của làng que nói chung 

4. C. Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao 

5. C. Lớp chúng tôi tổ chức thì chạy

6. A. Cánh đồng lúa quê em đang chín rộ . 

7. D. Quan hệ tăng tiến 

8. B. Ánh trăng trong 

@#dophuongthao5d 

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK