Trang chủ Lịch Sử Lớp 10 Phân tích những nét chính về cơ sở kinh tế và xã hội dẫn đến sự hình thành của nền...
Câu hỏi :

Phân tích những nét chính về cơ sở kinh tế và xã hội dẫn đến sự hình thành của nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc và nêu tóm tắt thành tựu của nền văn minh đó

Lời giải 1 :

`@` Kinh tế:

`-`  Thời kỳ nền văn hóa tiền Đông Sơn: Nền nông nghiệp trồng lúa nước từng bước hình thành. Nghề thủ công: làm đồ gốm, dệt lụa, đan lát, đặc biệt là luyện kim, rèn sắt, chế tác công cụ, vũ khí, nhạc cụ bằng đồng,...

`-`  Thời kỳ phát triển của văn hóa Đông Sơn

`+`  Nền nông nghiệp lúa nước sử dụng lưỡi cày đồng và khả năng trị thuỷ cao đã đưa cư dân Việt cổ bước vào thời đại văn minh với nhiều thành tựu tiêu biểu, đó là nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, nền văn minh đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

`+`  Xã hội bước vào thời đại kim khí, kỹ thuật đúc đồng đạt đến mức hoàn thiện – Trồng đồng Đông Sơn. 

`@` Xã hội:

`-`  Sản xuất phát triển là điểu kiện dẫn đến sự chuyển biến của xã hội từ thời kì nguyên thuỷ sang thời kì văn minh.

`-`  Liên kết đấu tranh với thiên nhiên (bão lụt, hạn hán) và xã hội (giặc ngoại xâm) thành cộng đồng quốc gia, là cơ sở hình thành nhà nước.

`@` Thành tựu:

`***` Tổ chức nhà nước:

`-`  Văn Lang là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - tồn tại từ khoảng thế kỉ VII TCN đến năm 208 TCN do các vua Hùng đứng đầu, kinh đô đặt ở Phong Châu (nay thuộc Phú Thọ).

`-`  Kế tiếp là nhà nước Âu Lạc (khoảng 208TCN -179TCN) do An Dương Vương đứng đẩu, kinh đô đặt ở Cổ Loa (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội).

`-`  Lãnh thổ của Văn Lang - Âu Lạc tương ứng với phạm vi không gian của văn minh Văn Lang - Âu Lạc, trên khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay.

`-`  Về tổ chức bộ máy nhà nước: mặc dù còn sơ khai, chưa có luật pháp,... nhưng tổ chức nhà nước đã có tính hệ thống: chia làm `3` cấp: đứng đầu là Hùng Vương, trong triều đình có các quan giúp việc là Lạc Hầu; quan Lạc Tướng cai quản `15` bộ địa phương; dưới Lạc Tướng là các quan Bồ Chính cai quản từng công xã nông thôn (làng, bản, chiềng, chạ). 

`***` Đời sống vật chất:

`-`  Nghề nông trồng lúa nước và thuật luyện kim đã phát triển:

`+`  Nghề đúc đồng của người Việt cổ đạt trình độ cao, tiêu biểu như trống đồng, thạp đồng, trang sức bằng đồng,... Điển hình là trống đồng Đông Sơn.

`+`  Sự xuất hiện của lưỡi cày đồng - loại công cụ tiến bộ nhất lúc bấy giờ, đánh dấu bước nhảy vọt quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước của cư dân Văn Lang - Âu Lạc.

`+`  Chăn nuôi cũng phát triển hơn. - Các ngành nghề thủ công khác và hoạt động buôn bán khá phồn thịnh:

`+`  Người Việt cổ từ trung du tiến xuống khai phá các vùng châu thổ các con sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (sông Hồng, sông Mã, sông Cả,...). Họ biết trồng dâu nuôi tằm, dệt tơ tằm, bông. Bên cạnh đó còn đánh bắt cá, tôm, trồng rau củ và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

`+`  Trống đồng được đem trao đổi với một số nơi thuộc miền Nam Trung Hoa, Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngàỵ nay, thậm chí đến tận các vùng thuộc Đông Nam Á biển đảo. Kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp nhưng phát triền với quy mô lớn hơn, trình độ kĩ thuật cao hơn.

`-`  Người Việt cổ nấu nhiều món ăn phù hợp với khí hậu; sử dụng nhiều hương liệu, gia vị trong nấu ăn; làm đường, làm mật... Gạo là nguồn lương thực chính, được nấu bằng nồi gốm, nồi đồng hoặc ống tre, ống nứa. Người Việt cổ còn làm nhiều loại bánh, độc đáo nhất là bánh chưng, bánh giày, nguyên liệu đều là sản phẩm nông nghiệp, chứa đựng nhiều ý nghĩa về thế giới quan, nhân sinh quan, thể hiện đạo lí của người Việt.

`-`  Người Việt có tục uống nước chè, ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình,...

`-`  Nữ mặc áo, váy; nam đóng khố; biết làm đẹp và sử dụng đồ trang sức,...

`-`  Người Việt cổ sống định cư thành làng, xóm và làm nhà sàn để ở (nhà sàn có mái cong hình thuyền hoặc mái tròn hình mui thuyền).

`-`  Phương tiện đi lại và vận chuyển phổ biến là thuyền và xe kéo bởi vật nuôi như trâu, bò, ngựa,...

`***` . Đời sống tinh thần:

`-`  Nền văn học truyền miệng phát triển, với nhiều truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích kể về các vị thần, các nhân vật anh hùng, sự tích. Các truyện: Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Thánh Gióng Bánh chưng, bánh giày, Trầu cau,... là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học thời dựng nước.

`-`  Cư dân Việt cổ có tín ngưỡng thờ Mặt Trời, thờ vật tổ (chim Lạc, Giao long), sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực, cầu cho mưa thuận gió hoà, mọi vật sinh sôi nảy nở.

`-` Người Việt cổ cũng thịnh hành tục thờ cúng tổ tiên; thờ Mẫu, thờ cúng những người có công dựng nước và giữ nước.

`-`  Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc gắn liền với lễ hội, nhất là hội mùa.

Lời giải 2 :

1. Cơ sở kinh tế:

Văn Lang-Âu Lạc là nền văn minh nông nghiệp, dựa trên việc canh tác lúa và nuôi chăn gia súc. Nhân dân sản xuất chủ yếu là người nông dân, họ sử dụng công cụ cày, cấy, gặt và sử dụng phương pháp tưới tiêu để làm đất màu mỡ hơn. Ngoài ra, ngành thủ công nghiệp và buôn bán cũng đã phát triển, cho thấy sự trao đổi và phát triển kinh tế trong vùng.

2. Cơ sở xã hội:

Các bộ tộc và gia tộc đóng vai trò quan trọng trong xã hội của Văn Lang-Âu Lạc. Xã hội được tổ chức thành các tộc trưởng và các quan chức địa phương, thể hiện sự phân tầng xã hội và quyền lực của các gia tộc lớn. Hình thức quản lí và điều hành xã hội dựa trên hệ thống triều đình và triều đại.

Nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc đã có những thành tựu đặc biệt và tóm tắt như sau:
1. Việc sử dụng chữ viết:

Văn Lang-Âu Lạc là một trong những nền văn minh đầu tiên ở Đông Á sử dụng chữ viết. Có tài liệu ghi chép phong phú về các hoạt động xã hội, văn hóa và lịch sử của thời kỳ này. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu và hiểu văn minh này.

2. Phong tục tập quán và văn hóa:

Văn Lang-Âu Lạc có các phong tục tập quán và văn hóa đặc trưng, như tôn giáo học thuyết, tôn ngôi vua, phục vụ thiên tử và tình yêu quê hương. Nền văn minh này đã đóng góp vào việc hình thành những nền văn minh sau này của người Việt Nam.

3. Kiến trúc và nghệ thuật: Trong thời kỳ Văn Lang-Âu Lạc, đã có những kiến trúc đá và cốt truyện nổi tiếng như đền Đô, rừng đồng gốc đinh, đê gốm Bát Tràng. Ngoài ra, kỹ thuật chế tác đồ đồng và nghệ thuật điêu khắc cũng đã phát triển.
`jan`

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK