`-` Coi trọng đánh vào tinh thần, tư tưởng quân địch, làm suy sụp ý chí chiến đấu của chúng, thực hiện “không đánh mà thắng”.
`+` Ông thường xuyên theo dõi sát những biến động nội tình nước địch; hiểu thấu đáo tâm lý, tư tưởng của từng viên tướng và quan quân nhà Minh trên chiến trường.
`->` Nhân danh Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã chủ động viết trên 60 bức thư cho bọn chỉ huy quân Minh, như: Vương Thông, Sơn Thọ, Phương Chính, Thái Phúc, Lương Nhữ Hốt, Dã Tung, Liễu Thăng,… để lên án bọn xâm lược và dụ hàng chúng.
`+` Đánh vào tinh thần quân địch với những lá thư tố cáo tội ác, vạch trần luận điệu lừa bịp “Phù Trần diệt Hồ” `->` phát huy chính nghĩa dân tộc, tập hợp mọi lực lượng trong cả nước để xây dựng lực lượng từ không đến có, từ yếu đến mạnh là hoàn toàn phù hợp với quy luật của các cuộc khởi nghĩa vũ trang, cuộc chiến tranh nhân dân chống lại sự thống trị của kẻ ngoại xâm.
`=>` Đánh vào tinh thần là thứ nhất, đánh vào thành trì là thứ hai. T
`+` Trong 15 thành quân Minh trấn giữ, nghĩa quân chỉ tiêu diệt 02 thành bằng bạo lực vũ trang, số còn lại đều bằng vận động chính trị, dụ hàng hoặc buộc địch phải giao nộp thành trì.
`=>` Tránh cho nghĩa quân Lam Sơn chỗ mạnh của quân Minh trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ, vừa tiết kiệm xương máu binh sĩ để kháng chiến lâu dài. Số văn kiện phục vụ cho đấu tranh ngoại giao, binh vận, Nguyễn Trãi viết trong cuộc kháng chiến chống Minh khoảng 76 văn bản.
`->` Tướng Minh là Thái Phúc giữ thành Nghệ An, đã nghe theo lời khuyên có tình có lý của Nguyễn Trãi mà mở cửa thành ra hàng trong thế địch còn đang mạnh.
`-` Tích cực kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền - những người lầm đường lạc lối quay về với chính nghĩa.
`->` Góp phần làm suy yếu nhanh chóng chế độ đô hộ của nhà Minh.
`+` Mọi cách phân hóa, thức tỉnh, thuyết phục họ trở về với chính nghĩa dân tộc, quay giáo đánh vào quân giặc.
`->` Không phải tất cả các ngụy quân, ngụy quyền đều mất hết ý thức dân tộc, nên trong tư tưởng và hành động, ông chú ý khơi dậy ở họ lòng yêu giang sơn, Tổ quốc để có hành động thích hợp, góp phần vào sự nghiệp giải phóng đất nước.
`+` Chính sách đối xử với ngụy quyền, ngụy quân do Nguyễn Trãi vạch ra đậm chất nhân văn và hết sức cụ thể.
`+` Ông cam kết bảo đảm tính mạng cho họ, gia đình, vợ con họ được đối xử tử tế, nhà cửa, tài sản riêng không bị xâm phạm.
`+` Ông xem xét phải trái những chuyện đắc thất của cổ nhân, để bày tỏ hòa hảo thân tình trước sau như một của Nghĩa quân, v.v.
`->` Giặc Minh phải thừa nhận “Binh sĩ Việt còn nhớ tục xưa”
`-` Mở lượng khoan hồng đối với quân địch thất bại, giữ tình hòa hiếu lâu dài giữa hai nước.
`+` Ngay từ đầu cuộc Khởi nghĩa, Nguyễn Trãi đã chủ trương vừa đánh, vừa tiếp xúc, trao đổi thư từ với các tướng lĩnh và triều đình nhà Minh; từ đó, diễn ra có đánh, có hòa, đấu tranh có lý, có tình với nội dung có sức thuyết phục cao, phù hợp với tâm lý, tư tưởng của những đối tượng khác nhau, làm cho chúng phải nể phục, nên dụ hàng được cả đạo quân viễn chinh của nhà Minh.
`+` Tha cho 10 vạn quân Minh về nước, Nguyễn Trãi hiểu rất rõ tính chất và đặc điểm của mối quan hệ bang giao giữa hai nước, nhất là đối với triều đình nhà Minh - láng giềng nước lớn của Việt Nam qua những tập quán thông thường diễn ra hàng thế kỷ.
`@lamtruynguyet`
- Chiến thuật tâm công (tâm công kế) là chủ trương đánh vào lòng địch. Nghệ thuật tâm công được thể hiện trên các nội dung cơ bản sau:
+ Coi trọng đánh vào tinh thần, tư tưởng quân địch, làm suy sụp ý chí chiến đấu của chúng: Theo dõi sát những biến động nội tình nước địch; hiểu thấu đáo tâm lý, tư tưởng của từng viên tướng và quan quân trên chiến trường. Sau đó dùng các phương pháp như viết thư hay dải truyền đơn để lên án tội ác, vạch trần các luận điệu lừa bịp, phát huy tính chính nghĩa dân tộc và để làm cho nội bộ bên địch lục đục, khiến cho các tướng địch tâm lý bị lung lay hay là làm cho quân địch lầm tưởng vào sức mạnh của quân ta là mạnh hơn. làm suy sụp ý chí chiến đấu. Khi kế đã thành công thì có thể giảm thiểu thiệt hại cho nghĩa quân tới mức thấp nhất mà còn có thể chiến thắng quân địch mà không bị mất một thứ gì khiến cho lợi ích được đưa lên cao nhất.
+ Tích cực kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền - những người lầm đường lạc lối quay về với chính nghĩa: Đây là một "mũi tiến công" quan trọng làm suy yếu chính quyền đô hộ của địch. Vì khi địch chiếm đóng thì đã xây dựng được một hệ thống tay sai để cùng nhau bóc lột, đàn áp nhân dân. Những người này đều là người mình nên trong họ vẫn có thể còn một tình yêu nước, yêu quê hương. Có thể kêu gọi những người này đầu hàng hoặc là làm nội gián hoặc là cùng dụ hàng những người khác thì sẽ giảm thiều rất nhiều thiệt hại cho phe mình.
+ Khi quân ta rơi vào thế yếu thì có thể dùng tâm công kế để hòa hoãn: Khi quân ta rơi vào thế hạ phong thì có thể dùng tâm công kế để hòa hoãn với giặc để có thời gian xây dựng lực lượng sau đó tấn công đánh giặc.
+ Mở lượng khoan hồng đối với quân địch thất bại, giữ tình hòa hiếu lâu dài giữa hai nước: Sau khi quân địch đã đi đến thất bại thì không nên đuổi cùng giết tận mà hãy giữ tinh thần hòa hữu, trả lại các hàng binh cho nước địch. Không nên để cho mối thù giữa 2 quốc gia leo thang. Điều này không có lợi cho phe ta. Ngày sau còn có thể giữ quan hệ bang giao giữa hai nước. Kế này đã có khá nhiều người dùng để giữ mối quan hệ giữa hai nước sau này.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!
Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!
Copyright © 2024 Giai BT SGK