Trang chủ Tiếng Việt Lớp 4 Em hãy kể về một ngày hội mà em đã tham gia câu hỏi 6037008
Câu hỏi :

Em hãy kể về một ngày hội mà em đã tham gia

Lời giải 1 :

Em sinh ra và lớn lên tại Đà Nẵng , một  thành phố đáng sống nhất Việt Nam, nơi đây có khá nhiều lễ hội nhưng đáng nhớ nhất phải kể đến là lễ hội đua thuyền. Hội đua thuyền được tổ chức vào tháng giêng hàng năm trên dòng sông Hàn, để cầu cho mưa thuận gió hòa, màu màng bội thu, cuộc sống đủ đầy. Sáng sớm tinh mơ ngày diễn ra hội, trưởng lão cùng các đội trưởng đã có mặt để làm lễ, thắp hương trước thuyền, cầu cho lễ hội diễn ra tốt đẹp. Mỗi đội thuyền đua gồm các thanh niên trai tráng khỏe mạnh đến từ mỗi làng, tay đua cùng một đội thì mặc cùng một màu áo để phân biệt với các đội khác. Sau tiếng còi dài báo hiệu, những chiếc thuyền dài được trang hoàng lộng lẫy lập tức rẽ nước phóng đi, trong tiếng hô, tiếng trống và sự chèo lái nhịp nhàng của các tuyển thủ. Xung quanh bờ sông, người xem lẫn du khách đứng chen chúc, hò reo, cổ vũ vô cùng náo nhiệt, cùng những tiếng trò chuyện, bàn tán xôn xao xem đội nào sẽ chiến thắng, Cuối cùng cũng có một đội về đích, dân làng cùng các tay đua trao nhau những cái ôm thắm thiết để mừng chiến thắng, trên gương mặt mọi người lộ ra niềm vui sướng tột cùng. Các đội thua cuộc cũng không vì thế mà buồn lòng, có chăng chỉ là sự nuối tiếc nho nhỏ. Vốn là một hoạt động tự phát, nhưng từ lâu lễ hội đua thuyền đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu của người dân Đà Nẵng, được chính quyền ủng hộ và phát huy, để thu hút một lượng khách du lịch tìm về với Đà Nẵng.

Xin trả lời hay nhất

Lời giải 2 :

$\text{@Red}$

          Xưa kia người ta có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu" đã được coi là một văn hóa cộng đồng của người Hải Phòng. Vào năm 2013, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn nổi tiếng đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Việt Nam. Chính vì vậy, em luôn tự hào về thành phố hoa phượng thắm màu đỏ rực này. 

         Lễ hội chọi trâu là một tập tục có từ rất xưa hay là một lễ hội truyền thống đáng quý của người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn thân yêu này. Từ xưa đến nay, người dân Đồ Sơn vẫn truyền tai nhau truyền miệng nhau sự tích kỳ bí về lễ hội này: Vào một đêm rằm tháng 8 nọ, người dân làng chài đã chứng kiến một ông tiên đang ngắm hai chú trâu đang chọi nhau rất say sưa. Nhưng đều đó đều không làm yếu tố tâm linh ảnh hưởng tới lễ hội và mọi người luôn khẳng định rằng chọi trâu là một lễ hội mang đậm chất tính khí phách và lòng hào hiệp tính rất độc đáo của người dân Đồ Sơn.

         Vào ngày lễ hội diễn ra, mọi người từ bắc xuống nam đổ xô về vùng biển Đồ Sơn. Lễ hội được người dân đầu tư rất lớn và công phu. Lễ hội được chia thành 2 phần lớn: phần lễ giếng và phần lễ hội. Trong phần lễ giếng, những chú trâu được chọn đều bắt buộc ra làm lễ, sau đó là phần rước nước thành về làng để thờ thành hoàng làng nhằm lễ hội diễn ra hoành tráng. Sau khi mọi người làm lễ xong, thì trâu chọi được gọi là những ông trâu như một vị thần tâm linh phù hộ cho họ một năm mới đầy tốt lành. Trong sân đấu sẽ có một vòng tròn rộng lớn được rào lại bởi những thanh tre chắc chắn và người dân sẽ đứng xung quanh đó. Ngay khi tay người chỉ huy thả ra chiếc dây, hai con trâu liền lao đầu đến về phía đối phương như hai mũi tên. Trong trận đầu mọi người đều cổ vũ nhiệt tình từ hai phía. Sau một hồi dằng co, cuối cùng chúng quyết định trận đấu bằng cách húc sức một cái thật mạnh và nhanh và ra sức quật ngã chú trâu còn lại. Chiến thắng đầy mồ hôi và màu máu đã thuộc về một chú trâu duy nhất có góc sừng bị mẻ.

         Lễ hội này đã mang lại cho em một sự ấn tượng độc đáo và thích thú từ phần lễ giếng đến phần lễ hội. Nó mang một bản chất dân tộc đặc sắc của người Hải Phòng em. Em rất tự hào về lễ hội truyền thống của quê hương vùng biển Đồ Sơn này

          

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ tư ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng và chúng ta sắp đến năm cuối cấp. Hãy chú trọng hơn đến học tập, đặt mục tiêu rõ ràng và không ngừng nỗ lực để đạt được!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK