Cho m gam Zn vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,15 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 26,9 gam chất rắn và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 5,6 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6 gam chất rắn. Viết các pthh và tính Giá trị của m
ᥣᥲ̀m ძᥱ̂̃ һіᥱ̂̉ᥙ gіᥙ́ ᥱm với=(((
Tham khảo :
`-` Xếp độ hoạt động kim loại:
$Zn \to Cu \to Ag$
`-` Có $2$ muối do đó đếm từ trái sang phải là $Zn$ và $Cu.$
`=>` Hai muối đó là $Zn(NO_3)_2$ và $Cu(NO)_2.$
`=>` Có khả năng chỉ phản ứng một phần muối $Cu(NO_3)_2$ và rắn có thể chứa $Zn,Ag,Cu.$
`-` Gọi $x(mol)$ là lượng muối $Cu(NO_3)_2$ đã phản ứng.
$Zn+2AgNO_3 \to 2Ag+ Zn(NO_3)_2$
$0,05$ `←` $0,1$
$Zn+Cu(NO_3)_2 \to Cu+Zn(NO_3)_2$
$x$ `←` $x$
`=>`$n_{Cu(NO_3)_2,dư}=0,15-x(mol)$
`-` Khi tách tủa ra và thêm sắt vào lại dung dịch tiếp tục để đẩy ra kim loại $Cu$ tiếp.
$n_{Fe}=\dfrac{5,6}{56}=0,1(mol)$
$Fe$ $+$ $Cu(NO_3)_2$ $\to$ $Cu$ $+$ $Fe(NO_3)_2$
$0,15-x(mol)$`←`$0,15-x(mol)$`->`$0,15-x(mol)$
`=>`$n_{Fe,dư}=0,1-(0,15-x)=x+0,05(mol)$
`-` Khối lượng chất rắn này có thể gồm $Cu$ và $Fe$ dư.
`->`$m_{rắn,2}=m_{Cu,2}+m_{Fe,dư}$
`->`$6=64(0,15-x)+56(x+0,05)$
`=>`$x=0,1$
`=>`$n_{Zn,pu}=0,1+0,05=0,15(mol)$
`@` $26,9(gam)$ rắn ở lần cho $Zn$ vào dung dịch muối đầu.
`->`$m_{rắn,1}=m_{Zn,dư}+m_{Ag}+m_{Cu,pu}$
`->`$26,9=m_{Zn,dư}+108 \cdot 0,1 + 0,1 \cdot 64$
`=>`$m_{Zn,dư}=26,9-0,1 \cdot 108 - 0,1 \cdot 64=9,7(gam)$
`=>`$m=9,7+0,15 \cdot 65=19,45(gam)$
Đáp án:
`19,45gam`
Giải thích các bước giải:
Dung dịch X chứa `2` muối
`=> X: Zn(NO_3)_2,Cu(NO_3)_2` dư
`PTHH:`
`Zn + 2AgNO_3 -> Zn(NO_3)_2 + 2Ag(1)`
`Zn + Cu(NO_3)_2 -> Zn(NO_3)_2 + Cu(2)`
`Fe + Cu(NO_3)_2 -> Fe(NO_3)_2 + Cu(3)`
`n_{Fe} = (5,6)/(56) = 0,1(mol)`
Giả sử `Fe` hết thì theo PT `(3): n_{Cu} = n_{Fe} = 0,1 (mol)`
`=> m_{Cu} = 0,1.64 = 6,4 (g) > 6(g)`
`=>` Giả sử sai, `Fe` dư, `Cu(NO_3)_2` hết
Theo tăng giảm khối lượng, ta có:
`n_{Cu(NO_3)_2(dư)} = (6 - 5,6)/(64-56) = 0,05(mol)`
`=> n_{Cu(NO_3)_2(pư)} = 0,15 - 0,05 = 0,1(mol)`
Theo PT `(1),(2): n_{Zn(pư)} = 1/2 n_{Zn(NO_3)_2} + n_{Cu(NO_3)_2(pư)} = 0,15(mol0`
`=> m = m_{Zn} = 0,15.65 = 9,75(g)`
Theo PT `(1): n_{Ag} = n_{AgNO_3} = 0,1(mol)`
Theo PT `(2): n_{Cu} = n_{Cu(NO_3)_2(pư)} = 0,1(mol)`
`=> m_{Zn(dư)} = 26,9 - 0,1.108 - 0,1.64 = 9,7(g)`
`=> m = m_{Zn(tổng)} = 9,7 + 9,75 = 19,45(g)`
Hóa học là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó. Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học. Hãy đam mê và khám phá thế giới của các chất hóa học và phản ứng!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2024 Giai BT SGK