Trang chủ Hóa Học Lớp 8 Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích trong các thí nghiệm sau. a. Dẫn khí CO dư...
Câu hỏi :

Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích trong các thí nghiệm sau. a. Dẫn khí CO dư qua ống thủy tinh hình trụ có chứa CuO nung nóng, rồi cho toàn bộ khí thoát ra sau ống sục vào cốc chứa dung dịch nước vôi trong. b. Nhỏ vài giọt nước vào bát sứ có chứa vài mẩu CaO. c. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào ống nghiệm chứa bột FeO. d. Cho dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm chứa bột FeO. e. Nhỏ dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa bột Ag2O. f. Nhỏ dung dịch HNO3 vào ống nghiệm chứa bột Ag2O. g. Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ba(OH)2. h. Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa bột Al2O3. i. Dẫn khí NO vào bình chứa khí O2

Lời giải 1 :

Đáp án:

Giải thích các bước giải:

`a)`

`-` Hiện tượng: Chất rắn từ màu đen chuyển dần sang màu đỏ, cho toàn bộ khí thóat ra sau ống sục vào nước vôi trong thấy có kết tủa xuất hiện, nếu khí dư thì có kết tủa tan ra tạo dung dịch trong suốt không màu.

`PTHH:`

$CuO + CO \xrightarrow{t^o} Cu + CO_2$

`CO_2 + Ca(OH)_2 -> CaCO_3 + H_2O`

`b)`

`-` Hiện tượng: `CaO` tan ra, tỏa nhiều nhiệt, thu được dd vẩn đục

`PTHH: CaO + H_2O -> Ca(OH)_2`

`c)`

`-` Hiện tượng: Chất rắn tan dần ra trong dd axit, thu được dd có màu lục nhạt

`PTHH: FeO + H_2SO_4 -> FeSO_4 + H_2O`

`d)`

`-` Hiện tượng: Chất rắn tan dần ra trong dd axit, có khí không màu mùi hắc thoát ra, thu được dd màu vàng nâu

`PTHH: 2FeO + 4H_2SO_4 -> Fe_2(SO_4)_3 + SO_2 + 4H_2O`

`e)`

`-` Hiện tượng: Chất rắn tan ra, có kết tủa màu trắng không tan xuất hiện

`Ag_2O + 2HCl -> 2AgCl + H_2O`

`f)`

`-` HIện tượng: Chất rắn tan ra,  thu được dd không màu

`PTHH:Ag_2O + 2HNO_3 -> 2AgNO_3 + H_2O`

`g)`

`-` Hiện tượng: Ban đầu có kết tủa xuất hiện, kết tăng dần đến cực đại rồi tan dần ra cho đến hết, thu được dd không màu

`PTHH:`

`CO_2 + Ba(OH)_2 -> BaCO_3 + H_2O`

`CO_2 + BaCO_3 + H_2O -> Ba(HCO_3)_2`

`h)`

`-` Hiện tượng: Chất rắn tan ra, thu được dd không màu

`PTHH:Ba(OH)_2 + Al_2O_3 -> Ba(AlO_2)_2 + H_2O`

`i)`

`-` Hiện tượng: Khí `NO` từ không màu hóa màu nâu đỏ

`PTHH:2NO + O_2 -> 2NO_2`

Lời giải 2 :

a, Chất răn màu đen từ từ chuyển thành màu đỏ: CuO(đen) + CO --> Cu(đỏ)+ CO2
Khí thoát ra đưa nào nước vôi trong thì xuất hiện kết tủa: CO2 + Ca(OH)2 --> CaCO3 + H2O
b, Chất răn trong bát tan tạo thành dung dịch trong suốt: CaO + H2O --> Ca(OH)2
c, Chất răn tan tạo thành dung dịch mà trắng xanh: FeO + H2SO4 --> FeSO4 + H2O
d, Chất rắn tan, có khi mùi hắc thoát ra, dung dịch chuyển sang màu hơi đỏ máu
e. Chất răn không tan nhưng có phản ứng: Ag2O + HCl --> AgCl + H2O
f. Chất răn tan trong dung dịch: Ag2O + HNO2 --> AgNO3 + H2O
g, Tạo kết tủa sau đó tan dần: Ba(OH)2 + CO2 --> BaCO3 + H2O 
BaCO3 + CO2 --> Ba(HCO3)2
h, chất răn tan: Ba(OH)2 + Al2O3 --> Ba(AlO2)2 + H2O
i. khí không màu chuyển thành màu nâu đỏ: NO + O2 -->NO2

Bạn có biết?

Hóa học là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó. Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học. Hãy đam mê và khám phá thế giới của các chất hóa học và phản ứng!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK