Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Cho đoạn văn sau, em hãy đọc kĩ và trả lời các câu hỏi bên dưới: 1"Cứ mỗi năm, cây...
Câu hỏi :

Giải giúp em với ạ ,em đang cần gấp

image

Cho đoạn văn sau, em hãy đọc kĩ và trả lời các câu hỏi bên dưới: 1"Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.2Thân nó xù

Lời giải 1 :

$1.$

- Từ ghép: cây gạo, tán lá, trời xanh, non tươi, lạ kì

- Từ láy: xù xì, gai góc, mốc meo, dập dờn, hừng hực

$2.$ Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh giữa "cây gạo" và "đám lửa đỏ ...". Bằng biện pháp này, hình ảnh cây gạo trở nên sống động hơn, gợi hình, gợi cảm hơn, thu hút người đọc hơn, ngoài ra phép so sánh này còn nhấn mạnh vẻ đẹp diệu kì, rực rỡ của hoa gạo để bến sông "bừng lên đẹp lạ kì!". Chính hoa gạo đã mang đến linh hồn cho thiên nhiên nơi đây. Chẳng những vậy, qua chi tiết này, ta còn cảm nhận được tài năng sử dụng ngôn từ đặc sắc của tác giả.

$3.$ 

- Câu 1:

+ Trạng ngữ: Cứ mỗi năm

+ Chủ ngữ: cây gạo

+ Vị ngữ: cây gạo . . . trời xanh

- Câu 2 (câu ghép):

+ Chủ ngữ 1: Thân nó

+ Vị ngữ 1: xù xì, gai góc, mốc meo

+ Chủ ngữ 2:

+ Vị ngữ 2: xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió

- Câu 3: 

+ Trạng ngữ: Vào mùa hoa

+ Chủ ngữ: cây gạo

+ Vị ngữ: như . . . hừng hực

- Câu 4: 

+ Chủ ngữ: Bến sông

+ Vị ngữ: bừng lên đẹp kì lạ!

$4.$ Cây gạo được miêu tả vào mùa hoa

$5.$ Xét theo mục đích nói, 4 câu trên là câu trần thuật

$6.$ 

- Chủ ngữ: "Bến sông". Đây là danh từ chỉ địa điểm

- Vị ngữ: "bừng lên đẹp lạ kì!". Đây là cụm động từ chỉ trạng thái

yns

Lời giải 2 :

`#` bwi :D

C1.

- Từ láy: xù xì, gai góc, mốc meo, dập dờn, hừng hực

- Từ ghép: cây gạo, tán lá, trời xanh, non tươi, lạ kì

C2.

- BPTT : So sánh ( cây gạo - đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy )

Tác dụng :

+Tăng phần gợi hình, gợi cảm hơn cho câu văn.Giúp câu văn trở nên sinh động và lôi cuốn người đọc hơn.

+Nhấn mạnh một màu đỏ rực của hoa gạo,một vẻ đẹp diệu kì và rực rỡ của cây gạo.

+ Qua đó, cho ta hiểu được rằng cây gạo chính là một phần linh hồn của thiên nhiên , tạo hóa.Kết hợp với những cảnh đẹp vốn có tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hoàn hảo.

C3.

1.Cứ mỗi năm/, cây gạo/ lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.

          TN            CN                                 VN

- TN : Cứ mỗi năm

- CN : Cây gạo

- VN : Lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.

2.Thân nó/ xù xì, gai góc, mốc meo,vậy mà lá /thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió.

     CN1                   VN1                            CN2                               VN2

- CN1 : Thân nó

- VN1 : Xù xì, gai góc, mốc meo.

- CN2 : Lá

- VN2 : Thì xanh mơm mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió.

3.Vào mùa hoa/, cây gạo/ như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy.

          TN             CN                                   VN

- TN : Vào mùa hoa

- CN : Cây gạo 

- VN : Như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy.

4. Bến sông /bừng lên đẹp lạ kì!"

        CN                             VN

- CN : Bến sông 

- VN : Bừng lên đẹp lạ kì!

C4.

- Cây gạo được miêu tả vào thời gian mùa hoa gạo nở ( thời gian mùa hoa ).

C5.

- Bốn câu trên đều là kiểu câu trần thuật.

C6.

- CN : Bến sông 

- VN : Bừng lên đẹp lạ kì!

→ Vị ngữ được cấu tạo bởi cụm động từ chỉ trạng thái.

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK