`1.` Địa hình ảnh hưởng đến khí hậu`:`
`-` Địa hình núi cao: Các vùng núi cao như Hà Giang, Lào Cai, Đà Lạt có địa hình cao nguyên, đồi núi, tạo ra khí hậu mát mẻ, ôn đới. Nhiệt độ thấp, mưa nhiều, độ ẩm cao làm cho cây trồng phát triển chậm và phù hợp với các loại cây trồng như chè, cà phê, hoa màu.
`-` Địa hình đồng bằng: Các vùng đồng bằng như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình phẳng, thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp. Khí hậu ở đây ấm áp, mưa nhiều, độ ẩm cao, thích hợp cho việc trồng lúa, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản.
`2.` Khí hậu ảnh hưởng đến địa hình`:`
`-` Khí hậu nhiệt đới: Vùng miền Trung và Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rừng nhiệt đới. Điều này ảnh hưởng đến địa hình, tạo ra các khu rừng phong phú, đồng cỏ và đồng bằng sông nước.
`-` Khí hậu cận nhiệt đới: Vùng Bắc Bộ có khí hậu cận nhiệt đới, mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm. Điều này ảnh hưởng đến địa hình, tạo ra các khu vực núi đồi phong phú, đồng cỏ và rừng cây lá kim.
`@` Ví dụ `:`
`-` Vùng Tây Nguyên có địa hình cao nguyên, núi non và khí hậu ôn đới. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng các loại cây trồng như cà phê, chè, hoa màu. Nhiệt độ mát mẻ và độ ẩm cao cũng làm cho vùng này trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn.
Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy 10 vạn quân tấn công vào các thành trì của quân Tống ở gần biên giới Đại Việt. Cuối tháng 12-1075, thành Khâm Châu thất thủ; đầu tháng 1-1076, thành Liêm Châu bị Lý Thường Kiệt đánh hạ. Thừa thắng, Lý Thường Kiệt dẫn quân tấn công thành Ung Châu. Tướng giữ thành thấy thế quân Đại Việt quá mạnh nên ra sức cố thủ chờ viện binh. Lý Thường Kiệt tổ chức mai phục cách thành Ung Châu 40km và đánh tan đạo quân viện binh vào ngày 11-2-1076. Đầu tháng 3-1076, thành Ung Châu bị hạ.
Bị đòn đau, vua Tống giao Quách Quỳ chỉ huy, Triệu Tiết làm phó tướng dẫn 10 vạn quân, 20 vạn dân phu cùng 1 vạn ngựa và hàng trăm chiến thuyền chia hai đường thủy – bộ sang xâm lược nước ta. Quân bộ do Quách Quỳ chỉ huy tiến vào vùng Đông Bắc Đại Việt, cánh quân thủy men bờ biển tiến vào cửa sông Bạch Đằng. Lý Thường Kiệt được triều đình giao chức Tổng chỉ huy và trực tiếp đánh giặc trên bộ, tướng Lý Kế Nguyên phụ trách đánh cánh quân thủy. Lý Thường Kiệt tổ chức hai tuyến phòng thủ trên bộ bao gồm tuyến sát biên giới do các dân binh phụ trách; tuyến thứ hai dài khoảng 30km nằm ở bờ nam sông Như Nguyệt (sông Cầu ngày nay).
Ngày 8-1-1077, quân Tống vượt qua biên giới tiến vào nước ta và đã bị các đội dân binh địa phương chặn đánh dữ dội. Cùng lúc này, quân thủy của Tống đã lọt vào trận mai phục của Đại Việt tại sông Đông Kênh. Bị đánh bất ngờ, hơn trăm chiến thuyền của giặc bị đánh chìm, buộc quân Tống phải tháo chạy về vùng biển Liêm Châu cố thủ. Ngày 18-1-1077, quân bộ của Tống đã tiến tới bờ Bắc sông Như Nguyệt. Tại đây, quân Tống chờ thủy quân tới để vượt sông tác chiến. Tuy nhiên, do cánh thủy đã tháo chạy về nước nên Quách Quỳ buộc phải tiến công nhưng đều bị Lý Thường Kiệt đánh bại. Sau 2 tháng giao tranh, quân Tống bắt đầu mệt mỏi, Lý Thường Kiệt ra lệnh phản công vào cánh quân của Quách Quỳ. Lợi dụng quân Tống tập trung ở mặt trận phía đông, quân Đại Việt bí mật vượt sông tập kích vào cánh quân phía tây của Triệu Tiết và thu được thắng lợi lớn. Sau thắng lợi ở mặt trận phía tây, Lý Thường Kiệt huy động toàn lực đánh vào cánh quân phía đông của Quách Quỳ. Bị đánh bại liên tục, tháng 3-1077, Quách Quỳ cùng đám tàn quân rút chạy về nước trong cảnh hỗn loạn.
Các nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá cao về cuộc chiến tranh chống quân Tống xâm lược lần thứ 2. Bởi trong cuộc chiến này, quân dân Đại Việt đã nâng nghệ thuật chiến tranh nhân dân lên một đỉnh cao mới là chủ động đánh giặc từ ngoài biên giới và điều chỉnh chiến lược quân sự theo từng giai đoạn cụ thể để đi tới thắng lợi cuối cùng. Cuộc chiến này đã góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ của dân tộc, đồng thời củng cố vững chắc truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
@vinhvtv1
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2024 Giai BT SGK