Những hạt thóc giống:
Trong năm học lớp 4, có rất nhiều câu chuyện hay em đã được học, nhưng bài Những hạt thóc giống để lại cho em nhiều ấn tượng nhất, em xin được kể lại câu truyện như sau:
Ở một vương quốc nọ có một vị vua già, người muốn tìm kẻ nối ngôi mình nên đã nghĩ ra một kế. Ngài ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc và ra hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất người đấy sẽ được nối ngôi. Đến hẹn, mọi người thi nhau chở thóc đến, riêng chú bé Chôm thì đến tâu trước đức vua rằng thóc của mình không thể nảy mầm. Nghe đến đây nhà vua phán Chôm sẽ là người nối ngôi ngài. Mọi người ai nấy đều ngạc nhiên, bấy giờ, vua mới nói rằng những hạt thóc giống đó đã được luộc kĩ nên không thể nảy mầm được. Rồi vua phán Chôm chính là vị vua mới vì tấm lòng trung thực của cậu.
Qua câu truyện ta có thể thấy, trung thực luôn nhận được những kết cục tốt đẹp.
$bầy hầy$
Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện "Người bán quạt may mắn"
Chuyện kể rằng: Thưở xưa ở Trung Quốc có ông Vương Hi Chi viết chữ đẹp nổi tiếng. Một hôm, ông ngồi nghỉ dưới một góc cây bên vệ đường. Tình cờ, có một bà lão đi bán quạt cũng gánh hàng đến nghỉ ở gốc cây ấy. Bà lão tâm sự với ông rằng từ sáng đến giờ chưa bán được cái nào, ế quá. Chiều nay, chắc cả nhà phải nhịn đói. Nói xong bà mệt quá ngủ thiếp đi. Trong thời gian bà ngủ, Vương Hi Chi liền lấy bút mực ra, viết chữ để thơ vào tất cả gánh quạt của bà. Khi tỉnh dậy, bà thấy gánh quạt trắng của mình bị ông Vương bôi đen lên cả. Bà tức giận bắt ông phải bồi thường. Ông Vương không nói gì, chỉ mỉm cười, rồi lặng lặng bỏ đi. Nào ngờ gánh quạt của bà, chỉ trong một thời gian ngắn đã được bán rất chạy. Có người còn hỏi mua giá đến ngàn vàng. Bà lão tiếc đứt ruột không có mà bán.
Trên đường trở về, bà thầm nghĩ chắc là trời thương mình nên mới sai tiên ông đến giúp mình quạt mới bán nhanh như thế.
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!
Lớp 4 - Năm thứ tư ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng và chúng ta sắp đến năm cuối cấp. Hãy chú trọng hơn đến học tập, đặt mục tiêu rõ ràng và không ngừng nỗ lực để đạt được!
Copyright © 2024 Giai BT SGK