Trang chủ Vật Lý Lớp 9 Eài 5:(5 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ: U=36V,r=1Q, đèn Đi có ghi 6V-12W; đèn Đz có ghi 6V-6W,...
Câu hỏi :

Mong đủ lời giải hướng dẫn ạ ~

image

Eài 5:(5 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ: U=36V,r=1Q, đèn Đi có ghi 6V-12W; đèn Đz có ghi 6V-6W, R là biến trở con chạy có giá trị lớn nhất là 105. Hãy xác

Lời giải 1 :

   $\textit{Tóm tắt:}$

$U=36V$

$r=1~\Omega$

$U_{đ m1}=U_{đ m2}=6V$

$\mathscr{P}_{đ m1}=12W$

$\mathscr{P}_{đ m1}=6W$

$\underline{R=10~\Omega\hspace{40pt}}$

Tìm vị trí của $C$ sao cho:

$\boldsymbol{\S a}~Đ_2$ sáng bình thường.

$\boldsymbol{\S b}~\mathscr{P_1}~\min$

$\boldsymbol{\S c}~\mathscr{P_1}~\max$ (Giả sử đèn không hỏng khi $\mathscr{P_1}$ vượt qua định mức)

$\underline{\hspace{100pt}}$

   $\textit{Hướng dẫn:}$

$\boldsymbol{\S a}$

$-$ Đặt điện trở của $1$ đoạn của biến trở (Ví dụ như là $AC$) là $x$, suy ra điện trở đoạn còn lại là $R-x$ (Với $R$ là điện trở toàn phần của biến trở)

$-$ Tìm điều kiện cho $x$.

$-$ Biểu diễn các đại lượng còn lại theo $x$ cho đến khi được phương tình bậc nhất ẩn $x$.

$-$ Giải phương trình, so sánh điều kiện, loại nghiệm không thỏa mãn.

$-$ Kết luận.

$\boldsymbol{\S b}$

$-$ Biểu diễn $\mathscr{P_1}$ theo $x$.

$-$ Tìm $\min$ của biểu thức trên:

$+$ Mỗi bài sẽ có một kiểu biến đổi riêng, thường thấy ở dạng này là đưa phần chứa biến về dạng $(A+B)^2+C$. Cách giải cụ thể ở dưới.

$\boldsymbol{\S c}$

$-$ Biểu diễn $\mathscr{P_1}$ theo $x$.

$-$ Tìm $\max$ của biểu thức trên:

$+$ Dựa vào điều kiện của $x$, ta xét $2$ khoáng giá trị của $x$. Cụ thể ở bài này, ta xét $x-4>0$ và $x-4<0$.

$+$ Sau khi tìm ra $\mathscr{P}_{1_\max}$ của cả $2$ khoảng, ta chọn giá trị lớn hơn.

$*$ Lưu ý: Nên biến đổi cho cả $2$ vế đều dương rồi mới bình phương, nếu để hai vế âm dễ quên đổi dấu dẫn đến sai.

Vd: $*$ Xét $x-4<0$:

$x-4\ge-4$ (Hai vế đều âm)

$\Leftrightarrow 4-x\le4$ (Hai vế đều dương)

$\Leftrightarrow (4-x)^2=(x-4)^2\le16$

$\underline{\hspace{100pt}}$

                          $\textit{Giải:}$

$R_1=\dfrac{{U_{đ m1}}^2}{\mathscr{P_1}}=\dfrac{6^2}{12}=3~(\Omega)$

$R_2=\dfrac{{U_{đ m2}}^2}{\mathscr{P_2}}=\dfrac{6^2}{6}=6~(\Omega)$

$\boldsymbol{\S a}$

Đặt $R_{AC}=x\Rightarrow R_{CB}=10-x~(0\le x\le10)$

$R_{1AC}=R_1+x=x+3~(\Omega)$

$R_{1AC2}=\dfrac{R_{1AC}R_2}{R_{1AC}+R_2}=\dfrac{6x+18}{x+9}~(\Omega)$

$R=R_{1AC2}+R_{CB}+r=\dfrac{6x+18}{x+9}+10-x+1=\dfrac{6x+18+(11-x)(x+9)}{x+9}=\dfrac{-x^2+8x+117}{x+9}~(\Omega)$

$I=\dfrac{U}{R}=\dfrac{36(x+9)}{-x^2+8x+117}~(A)$

$U_{1AC}=U_2=IR_{1AC2}=\dfrac{36(x+9)}{-x^2+8x+117}\cdot\dfrac{6x+18}{x+9}=\dfrac{216x+648}{-x^2+8x+117}~(V)$

Mà $Đ_2$ sáng bình thường

Nên $U_2=U_{đ m2}=6V$

$\Leftrightarrow\dfrac{216x+648}{-x^2+8x+117}=6$

$\Leftrightarrow36x+108=-x^2+8x+117$

$\Leftrightarrow x^2+28x-9=0~(a=1;b=28;b'=14;c=-9)$

$\Delta'={b'}^2-ac=14^2-1\cdot(-9)=205>0$

$\Delta'>0\Rightarrow$ Phương trình có $2$ nghiệm phân biệt.

$\Rightarrow\left[\begin{array}{l}x=\dfrac{-b'+\sqrt{\Delta'}}{a}=-14+\sqrt{205}\approx0,32~(\Omega)~(\rm TM)\\x=\dfrac{-b'-\sqrt{\Delta'}}{a}=-14-\sqrt{205}\approx-28,32~(\Omega)~(\rm Loại)\end{array}\right.$

Vậy khi $C$ ở vị trí sao cho $R_{AC}=-14+\sqrt{205}~\Omega$ thì $Đ_2$ sáng bình thường.

$\boldsymbol{\S b}$

$I_1=\dfrac{U_{1AC}}{R_{1AC}}=\dfrac{\dfrac{216x+648}{-x^2+8x+117}}{x+3}=\dfrac{216}{-x^2+8x+117}~(A)$

$\mathscr{P_1}=I_1^2R_1=\left(\dfrac{216}{-x^2+8x+117}\right)^2\cdot3$

$=\left(\dfrac{216}{-(x-4)^2+133}\right)^2\cdot3$

Ta có: $(x-4)^2\ge0$

$\Leftrightarrow-(x-4)^2\le0$

$\Leftrightarrow-(x-4)^2+133\le133$

$\Leftrightarrow\dfrac{216}{-(x-4)^2+133}\ge\dfrac{216}{133}$

$\Leftrightarrow\left(\dfrac{216}{-(x-4)^2+133}\right)^2\ge\left(\dfrac{216}{133}\right)^2$

$\Leftrightarrow\mathscr{P_1}=\left(\dfrac{216}{-(x-4)^2+133}\right)^2\cdot3\ge\left(\dfrac{216}{133}\right)^2\cdot3\approx7,91~(W)$

Dấu "$=$" xảy ra $\Leftrightarrow x-4=0\Leftrightarrow x=4$

Vậy khi $C$ ở vị trí sao cho $R_{AC}=4~\Omega$ thì $\mathscr{P_1}$ đạt $\min$.

$\boldsymbol{\S c}$

Ta có: $0\le x\le10\Leftrightarrow -4\le x-4\le6$

$*$ Xét trong khoảng $x-4>0$:

      $x-4\le6$

$\Leftrightarrow (x-4)^2\le36$

$\Leftrightarrow -(x-4)^2\ge-36$

$\Leftrightarrow -(x-4)^2+133\ge97$

$\Leftrightarrow \dfrac{216}{-(x-4)^2+133}\le\dfrac{216}{97}$

$\Leftrightarrow \left(\dfrac{216}{-(x-4)^2+133}\right)^2\le\left(\dfrac{216}{97}\right)^2$

$\Leftrightarrow \mathscr{P}_1=\left(\dfrac{216}{-(x-4)^2+133}\right)^2\cdot3\le\left(\dfrac{216}{97}\right)^2\cdot3\approx14,88~(W)$

Dấu "$=$" xảy ra $\Leftrightarrow x-4=6\Leftrightarrow x=10~(\Omega)~(TM)~^{1)}$

$*$ Xét trong khoảng $x-4<0$:

      $x-4\ge-4$

$\Leftrightarrow (x-4)^2\le16$

$\Leftrightarrow -(x-4)^2\ge-16$

$\Leftrightarrow -(x-4)^2+133\ge117$

$\Leftrightarrow \dfrac{216}{-(x-4)^2+133}\le\dfrac{216}{117}$

$\Leftrightarrow \left(\dfrac{216}{-(x-4)^2+133}\right)^2\le\left(\dfrac{216}{117}\right)^2$

$\Leftrightarrow \mathscr{P}_1=\left(\dfrac{216}{-(x-4)^2+133}\right)^2\cdot3\le\left(\dfrac{216}{117}\right)^2\cdot3\approx10,22~(W)$

Dấu "$=$" xảy ra $\Leftrightarrow x-4=-4\Leftrightarrow x=0~(\Omega)~(TM)~^{2)}$

Từ $^{1)}$ và $^{2)}$, suy ra: $\mathscr{P_1}_\max\approx14,88W$ tại $x=10$ hay $C\equiv B$

Vậy khi $C\equiv B$ thì $\mathscr{P_1}$ đạt $\max$.

image

Bạn có biết?

Vật lý học là môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực. Vật lý học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ. Hãy khám phá và hiểu rõ những quy luật tự nhiên xung quanh chúng ta!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK