Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Cánh diều Bài 2. Hài kịch Chỉ ra trong đoạn đối thoại của nhân vật Ác-pa-gông ở Hồi IV, Lớp bảy, những câu là lời nhân vật...

Chỉ ra trong đoạn đối thoại của nhân vật Ác-pa-gông ở Hồi IV, Lớp bảy, những câu là lời nhân vật...

Xem lại nội dung của hồi IV. Gợi ý giải Câu hỏi 6 trang 80 SGK Văn 12 Cánh diều - Tự đánh giá trang 77

Trả lời Câu hỏi 6 trang 80 SGK Văn 12 Cánh diều

a. Chỉ ra trong đoạn đối thoại của nhân vật Ác-pa-gông ở Hồi IV, Lớp bảy, những câu là lời nhân vật:

- hướng đến “nó”- thằng ăn trộm mà lão nhầm tưởng đã tóm được

- hướng đến “ bạn tiền tội nghiệp”

- hướng đến tất cả mọi người xung quanh

b. Em ấn tượng nhất về điều gì trong màn độc thoại nội tâm đó? Vì sao?

Hướng dẫn giải :

Xem lại nội dung của hồi IV, Lớp bảy để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

  1. Trong đoạn đối thoại của nhân vật Ác-pa-gông ở Hồi IV, Lớp bảy, những câu là lời nhân vật:

- Hướng đến “nó”- thằng ăn trộm mà lão nhầm tưởng đã tóm được:

+ “ Ối kẻ trộm! Ối kẻ trộm! Ối quân giết người! Ôí quân sát nhân! Trời đất ơi, pháp lí ơi! Tôi chết mất, nó giết tôi, nó ăn trộm tiền của tôi”

+ “ Đứa nào thế? Nó sao rồi? Nó ở đâu? Nó trốn đâu? Làm thế nào để tìm thấy nó? Chạy ngả nào? Đừng chạy ngả nào? Nó có ở kia không? Nó có ở đây không? Đứa nào thế? Đừng lại giả tiền tao đây, đồ vô lại…”

- Hướng đến “ bạn tiền tội nghiệp”:

+ “ Trời đất ơi, tiền tội nghiệp của tôi ơi, tiền tội nghiệp của tôi ơi, bạn yêu quý ơi, chúng nó cướp mất mày của tao đi rồi”

+ “ Mất mày, tao mất nơi nương tựa, mất niềm an ủi, mất nguồn sung sướng; thôi thế là đời tao hết mọi hi vọng, tao chẳng còn ở đời này làm gì nữa”

+ “Không có mày, tao sống không nổi”

- Hướng đến tất cả mọi người xung quanh:

+ “ Có ai muốn cứu cho tôi sống lại, mà trả cho tôi món tiền tri kỉ của tôi, hay là mách cho tôi biết đứa nào lấy tiền của tôi không?”

+ “ Trên kia, cái gì mà rầm rầm lên thế? Có phải thằng ăn trộm tiền của tôi nó ở trên ấy không”

+ “ Van các ông, các bà, ai biết tăm hơi thằng ăn trộm thì làm phúc bảo giùm tôi…. Giá treo cổ, đao phủ nữa”

b. Em ấn tượng nhất về diễn biến tâm trạng của nhân vật Ác-pa-gông trong màn độc thoại nội tâm.

Mở đầu hồi IV là tâm trạng bực tức, giận dữ đối với tên ăn trộm mà lão nhầm tưởng đã tóm được được thể hiện qua một loại câu cảm thán “ “ Ối kẻ trộm! Ối kẻ trộm! Ối quân giết người! Ôí quân sát nhân! Trời đất ơi, pháp lí ơi! Tôi chết mất, nó giết tôi, nó ăn trộm tiền của tôi” cho đến cảm xúc mất mát, đau khổ, tuyệt vọng khi Ác-pa-gông biết mình bị mất tiền: “ Trời đất ơi, tiền tội nghiệp của tôi ơi, tiền tội nghiệp của tôi ơi, bạn yêu quý ơi, chúng nó cướp mất mày của tao đi rồi” và cảm xúc ấy càng được nhấn mạnh qua biện pháp phóng đại “ Mất mày, tao mất nơi nương tựa, mất niềm an ủi, mất nguồn sung sướng… tao chẳng còn ở đời này làm gì nữa”, “Không có mày, tao sống không nổi”. Cuối cùng, Ác-pa-gông lại nghi ngờ, ngờ vực với tất cả mọi người xung quanh.

Qua đoạn đối thoại độc tâm, góp phần thể hiện tính cách của nhân vật Ác-pa-gông: nhỏ nhen, hà tiện, ích kỉ.

Câu hỏi trên thuộc chương

Bài 2. Hài kịch

Soạn văn 12 Cánh diều

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK