Câu 1: Nối từ ở cột A với nghĩa phù hợp ở cột B
a. Nhịp nhàng 1. hăm hở, phấn khởi
b. Chao 2. chuyển động rất nhanh
c. Vun vút 3. nghiêng nhanh từ bên này sang bên kia và ngược lại
d. Náo nức 4. theo một nhịp điệu đều đặn và ăn khớp với nhau
Em đọc kĩ từ ngữ ở cột A và lời giải nghĩa ở cột B để nối cho phù hợp.
Em hiểu “từng đàn chim áo trắng” là ai?
a. Là những đàn chim có màu lông trắng.
b. Là những học sinh mặc áo đồng phục trắng.
Em đọc khổ thơ thứ nhất để chọn đáp án đúng.
“Từng đàn chim áo trắng” là những học sinh mặc áo đồng phục trắng.
Chọn b.
Các bạn làm gì trong giờ ra chơi?
a. Các bạn ùa ra sân, nữ nhảy dây, nam đá cầu.
b. Các bạn nam nữ chơi đá cầu vun vút.
Em đọc khổ thơ 2 và 3 để chọn ý đúng.
Trong giờ ra chơi, các bạn ùa ra sân, nữ nhảy dây, nam đá cầu.
Những từ ngữ nào cho thấy các bạn chơi với nhau rất vui?
a. Tiếng vui cười thoải mái/ Niềm vui dâng náo nức.
b. Chao nghiêng cánh lá bàng/ Dưới nắng hồng ban mai.
Em đọc kĩ 2 đáp án và chọn đáp án đúng nhất.
Những từ ngữ cho thấy các bạn chơi với nhau rất vui là: Tiếng vui cười thoải mái/ Niềm vui dâng náo nức.
Các bạn làm gì sau giờ ra chơi?
a. Các bạn vội vàng chơi những trò chơi mới.
b. Các bạn vội vàng vào lớp để bắt đầu bài học mới.
Em đọc khổ thơ cuối và chọn đáp án đúng.
Sau giờ ra chơi, các bạn vội vàng vào lớp để bắt đầu bài học mới.
Chọn b.
Gạch dưới những tiếng (ở cuối dòng thơ) bắt vần với nhau trong khổ thơ 2:
M:
Trống báo giờ ra chơi
Từng đàn chim áo trắng
Chân bước khỏi ghế ngồi
Ùa ra ngoài sân nắng
Chỗ này những bạn gái
Chơi nhảy dây nhịp nhàng
Tiếng vui cười thoải mái
Chao nghiêng cánh lá bàng.
Em đọc kĩ đoạn thơ và quan sát mẫu để hoàn thành bài tâp.
Chỗ này những bạn gái
Chơi nhảy dây nhịp nhàng
Tiếng vui cười thoải mái
Chao nghiêng cánh lá bàng.
Gạch dưới những tiếng (ở cuối dòng thơ) bắt vần với nhau trong 1 khổ thơ còn lại.
Trống điểm giờ vào lớp
Những chú chim vội vàng
Xếp hàng mau vào lớp
Bài học mới sang trang.
Em làm tương tự bài tập 1.
Trống điểm giờ vào lớp
Những chú chim vội vàng
Xếp hàng mau vào lớp
Bài học mới sang trang.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK