Trả lời câu hỏi 1 trang 27
Đọc các đoạn mở bài của mỗi đề bài sau:
a. Đề bài: Viết bài văn tả phong cảnh quê hương của Bác Hồ.
1. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường chúng tôi đi về quê Bác.
Hoài Thanh, Thanh Tịnh
2. Chúng tôi đến thăm quê Bác vào một ngày nắng đẹp.
Anh Thư
b. Đề bài: Viết bài văn tả một đêm trăng đẹp.
1. Ngày chưa tắt hẳn, trắng đã lên rồi.
Thạch Lam
2. Những ngày tháng Sáu, trời tối muộn. Mãi hơn 6 giờ, bác mặt trời mới thong thả xuống núi. Chờ mặt trời khuất hẳn, mặt trăng mới đủng đỉnh nhô lên.
Đức Tuấn
Em đọc các mở bài.
Em đọc các mở bài.
Trả lời câu hỏi 2 trang 28
Xếp các đoạn mở bài ở bài tập 1 thành hai nhóm:
Mở bài trực tiếp |
Mở bài gián tiếp |
Giới thiệu chung về cảnh: – Tên cảnh. – Thời điểm miêu tả. -? |
Nêu các sự vật, hiện tượng có liên quan để dẫn vào giới thiệu cảnh: – Liệt kê một số cảnh => giới thiệu cảnh chọn tả. – Giới thiệu người, vật,... gợi nhớ đến cảnh. – Giới thiệu bài thơ, bài hát,... có nhắc đến cảnh. -? |
Em đọc các mở bài, suy nghĩ và xếp vào nhóm phù hợp.
Mở bài trực tiếp |
Mở bài gián tiếp |
2. Chúng tôi đến thăm quê Bác vào một ngày nắng đẹp. |
1. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ. Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường chúng tôi đi về quê Bác. |
1. Ngày chưa tắt hẳn, trắng đã lên rồi. |
2. Những ngày tháng Sáu, trời tối muộn. Mãi hơn 6 giờ, bác mặt trời mới thong thả xuống núi. Chờ mặt trời khuất hẳn, mặt trăng mới đủng đỉnh nhô lên. |
Trả lời câu hỏi 3 trang 28
Viết đoạn mở bài cho bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở theo một trong hai cách:
a. Mở bài trực tiếp.
- Tên cảnh
- Thời điểm miêu tả
- ?
b. Mở bài gián tiếp.
Sự vật, hiện tượng có liên quan => giới thiệu cảnh chọn tả.
Em suy nghĩ và viết đoạn văn phù hợp.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết:
"Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay…”
Đối với em cũng thế! Con đường đi học gần gũi, thân thiết với em như bầu bạn. Nó là một hình ảnh của quê hương đang đắm sâu và ngân vọng trong em.
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 28
Tìm thành ngữ, tục ngữ, ca dao về tình cảm gia đình.
Em suy nghĩ và tìm thành ngữ, tục ngữ, ca dao về tình cảm gia đình.
1. Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
2. Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.
3. Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày mẹ thức đủ năm canh.
4. Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.
5. Công cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK