Lập bảng thống kê (theo gợi ý dưới đây vào vở) vẽ một số hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945 – 1975).
- Đọc kỹ phần Đọc kỹ phần 2. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ ( 1954-1975) (SGK trang 79)
- Chỉ ra được một số hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945 – 1975)
Giai đoạn |
Một số hoạt động đối ngoại chủ yếu |
Kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) |
- Chính phủ Việt Nam đã gửi thư, công hàm để nghị Đại hội đồng Liên hợp quốc và các nước lớn công nhận Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. + Với Trung Hoa Dân quốc, ta chủ động vừa đấu tranh chính trị, vừa vận động ngoại giao; thực hiện các hoạt động hữu nghị, thân thiện và hoà hoãn để tranh thủ thời gian củng cố chính quyền cách mạng. + Với Pháp, Việt Nam kí Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) đồng ý để quân đội Pháp thay quân đội Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Bản ở miền Bắc. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước Việt - Pháp (14 - 9 - 1946) để kéo dài thời gian hoà bình, chuẩn bị kháng chiến. - Từ khi cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ (12 - 1946), Việt Nam vẫn thể hiện thiện chí hoà bình, kêu gọi nhân dân Pháp chống chiến tranh. - Từ năm 1950, hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được đẩy mạnh trên nhiều hướng, nhằm tranh thủ sự ủng hộ quốc tế để kết thúc chiến tranh bằng giải pháp ngoại giao khi có điều kiện. + Năm 1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. + Năm 1951, Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và tôn trọng chủ quyền của nhau. - Tháng 5 - 1954, Hội nghị quốc tế về Đông Dương được tổ chức ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ). - Ngày 21 - 7 - 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết. Đây là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương. |
Kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) |
- Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết, hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tập trung đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, củng cố quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế góp phần đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở miền Nam. - Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chủ động kết hợp “vừa đánh, vừa đàm”, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới, đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh; đồng thời, tích cực vận động quốc tế công nhận Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. - Trên bàn đàm phán tại Hội nghị Pa-ri, đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam lần lượt đưa ra các phương án yêu cầu Mỹ phải chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. - Ngày 27 – 1 – 1973, Hiệp định Pa-ri được kí kết với điều khoản quan trọng: Mỹ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. - Hoạt động đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn. |
Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK